Nhưng dù khổ cũng không còn cách nào, cuộc sống chỉ có thể tiếp tục như vậy, còn phải tranh thủ để sinh hoạt trở nên tốt hơn.

"Bà đâu rồi?" Liễu Tố Tố hỏi.

Hàn Cẩm: "Đi... lên núi ạ."

Cỏ trên núi càng ngày càng ít, còn đều là cỏ khô, muốn gà vịt lợn có đồ ăn, nhất định phải vào sâu trong núi mới có khả năng tìm được. Bình thường đều là mấy đứa nhỏ đi, nhưng dì hai sợ không an toàn nên cũng đi cùng bọn nó, Hàn Cẩm ở nhà giữ nhà, mấy đứa nhỏ cũng thay phiên nhau tìm cỏ.

Liễu Tố Tố gật gật đầu, nhìn ra vườn nghĩ thầm, lợn không nuôi được nữa rồi.

Bắt đầu từ năm trước, số lượng gà vịt thỏ nhà cô đều bị giảm bớt, trứng cũng ít dần, gà vịt không được ăn đầy đủ sẽ càng gầy, cứ gầy đi cũng rất lãng phí, cho nên khoảng hai tháng cô sẽ phải giết một con gà vịt không đẻ trứng.

Thỏ cũng vậy, tuy sinh sản nhanh nhưng nếu không được ăn, chúng nó cũng chẳng còn bao nhiêu thịt trên người. Cũng may lũ thỏ đã mở ra một con đường làm ăn mới-- bán lông thỏ.

Lông thỏ ấm áp, làm mũ hay găng tay đều được, nhưng ở quân khu thứ nhất là không có tay nghề, thứ hai là không lạnh đến mức cắt da cắt thịt nên lông thỏ đều được đưa đến nông trường. Nông trường nằm trong khu vực Tây Bắc Bộ, địa hình cao nguyên, đến mùa đông cần những thứ như găng tay hơn.

Việc làm ăn này có được là nhờ sĩ quan hậu cần dắt mối, ông ấy quen biết, người bên nông trường, hai bên bàn bạc dùng lông thỏ đổi lấy lương thực. Bột mì hay lương thực tinh gì đó thì không có, nhiều lắm là chút thô lương, có đôi khi may mắn sẽ có thịt bò khô. Đồ tuy không nhiều nhưng có còn hơn không, cho nên thỏ vẫn phải nuôi tiếp, gà vịt cũng giữ lại để lấy trứng.

Hiện tại đừng nói là giun, đến cỏ cũng hiếm, nuôi nhiều mấy đứa nhỏ mỗi ngày phải lên núi tìm kiếm, mệt cũng chưa chắc đã tìm thấy.

Liễu Tố Tố ngẫm lại, quyết định sẽ thịt lợn.

Lõi ngô nhà cô đã sớm dùng hết, lợn chỉ ăn cỏ cũng không còn béo được như xưa, nếu giữ lại đến tết mới giết, phỏng chừng sẽ càng gầy hơn, không bằng giết luôn bây giờ.

Để thịt lợn cần phải thuê người đến, Liễu Tố Tố quyết định xong liền tính toán ngày mai sẽ đến trại chăn nuôi hỏi xem sao.

Khi đang chuẩn bị đi nấu cơm, đột nhiên cô nghe được trên lầu có tiếng cãi nhau.

Thời buổi này cách âm giữa các nhà không được tốt lắm, thêm vào đó giọng Lê Ngọc Quế và bà Bao lại rất to, đừng nói là Liễu Tố Tố, đứng ở ngoài đường cũng có thể nghe rõ ràng.

Nguyên nhân cãi nhau đương nhiên là vì lương thực.

Hôm nay thu hoạch xong lương thực, nhà bà Bao có thể nói là kém cỏi nhất trong đám người.

Nhà họ Bao vốn không có lương thực, gặp phải hạn hán thì càng thêm khó khăn, muốn ăn gì cũng phải mua cho nên bà Bao lão sốt ruột hơn bất cứ ai, cứ nghĩ năm nay có thể thu được thêm lương thực, ai ngờ lại chỉ được một chút, cứ vậy đến tết sẽ chẳng còn gì ăn!

[Xuyên Sách/Hoàn] Thập niên 60: Nhật Ký Nuôi Con Trong Đại Viện Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ