Phân tích bài thơ Việt Bắc

By VinhVuV7

15.3K 58 4

More

Phân tích bài thơ Việt Bắc

15.3K 58 4
By VinhVuV7

Tố Hữu là lá cờ đầu của thi ca cách mạng Việt Nam. Ông đã sống một cuộc đời gắn bó với sự nghiệp giải phóng dân tộc. Điều ấy đuộc bộc lộ rõ trong các sáng tác của Tố Hữu với một phong cách thơ "trưc tình chính trị" đặc sắc. Một trong số các tác phẩm đó không thể không nhắc tới bài thơ Việt Bắc, một bài thơ đã làm nên thương hiệu của nhà thơ. Bài thơ là lời thổ lộ đậm nét của một nhà thơ cách mạng đối với những người dân, người đồng bào trong suốt những năm kháng chiến.

Tác phẩm được sáng tác khi Hiệp định Giơ - ne - vơ được kí kết về Đông Dương vào 7 - 1954, miền bắc hoàn toàn được giải phóng. Tháng 10 - 1954 các cơ quan Trung ương của Đảng từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội. Với Tố Hữu, Việt Bắc chính là nơi đã lưu giữ nhiều kỉ niệm nhất về những tháng ngày kháng chiến gian khổ. Trong không khí lịch sử ấy, ông đã sáng tác bài thơ Việt Bắc như một lời bày tỏ những nỗi nhớ và cả sự tiếc nuối của mình khi phải từ giã mảnh đất đã từng gắn bó.

Việt Bắc là một đỉnh cao của thơ Tố Hữu và là một tác phẩm xuất sắc của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp. Điều đó trước hết thể hiện ngay ở phần đầu của bài thơ với một nỗi niềm sâu đậm:

"Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn"

Bốn câu thơ là nỗi niềm da diết của người ở lại. Tố Hữu đã dùng hình thức hỏi đáp liên tục để diễn tả nỗi nhớ một cách đầy sâu lắng và đọng lại trong tâm trí người đọc. Cách xưng hô mình - ta trong bài cũng chính là một cách để biến nỗi nhớ riêng thành nỗi nhớ chung. Công việc đất nước cũng vậy, nhà thơ đã nâng tầm nỗi nhớ riêng tư của mình lên một tầm cao mới - nỗi nhớ của đồng bào, những con người đã sinh sống, chăm sóc những người cán bộ ngày đêm lo nghĩ việc giành lấy đất nước. Quãng thời gian ấy ngót tới mười lăm năm, quãng thời gian đủ dài để có thể hòa vào cùng nhịp sống của con người nơi đây. Ở đây mười lăm năm được tác giả nói đến tính từ cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (1940) cho đến ngày giải phóng toàn miền (1954). Tình cảm gắn bó với đồng bào được diễn tả bằng các từ "thiết tha", "mặn nồng" cho thấy rõ được tình cảm gắn bó sâu đậm ấy. Tình cảm ấy được lan tỏa không chỉ với những con người, mà còn cả với thiên nhiên cảnh vật. Nó khác với những cảnh phồn hoa đô thị, mà trái lại đó những gì đó hoang sơ nhất: cây, núi, sông, nguồn. Nỗi niềm ấy được tác giả nhấn mạnh bằng phép điệp từ "nhìn" và từ "nhớ" làm cho nỗi nhớ ấy càng được nói đến một cách sâu sắc. Nhà thơ cũng đã nói đến ba lần từ "mình", cho thấy rằng người ở lại đang rất chờ mong người cán bộ. Chỉ với vài dòng thơ, nỗi nhớ của người ở lại đã được bộc lộ một cách đầy sâu lắng. Người ở lại đang rất chờ đợi người ra đi:

"Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay..."

Dường như người ra đi đang nghe thấy tiếng gọi vọng từ đâu đó của người ở lại. Họ hiểu hơn bao giờ hết nỗi nhớ ấy trong giờ phút chia lìa. Nhà thơ đã miêu tả nỗi nhớ ấy bằng một từ láy "tha thiết" lột tả được hết những gì bên trong nó. Chưa hết tâm trạng ấy là còn là "bâng khuâng", "bồn chồn" được nói đến ở câu thơ thứ hai của đoạn thơ. Nhịp thơ nhịp nhàng tạo một âm điệu dễ đi vào lòng người. Những người cách mạng hơn bao giờ hết đang chia tay đồng bào một cách đầy luyến tiếc, họ bước đi trong một tâm trạng bồi hồi mà da diết tình thương. Những dân đã bao bọc che chở họ cho tới ngày chiến thắng, nào ai có thể quên được những kí ức đã quá. Họ ấn tượng những chiếc "áo chàm" - chiếc áo mà người dân Việt Bắc vẫn thường mặc. Hình ảnh ấy gợi một sự thân quen cho người nghe, nhưng đặt trong hoàn cảnh chia lìa cái thân quen ấy trở nên lu mờ hơn bao giờ hết. Những người cán bộ không biết thể hiện tấm lòng của mình bằng lời nói như thế nào, và họ đã biểu hiện bằng hành động "cầm tay nhau". Cầm tay chính là để chạm vào nỗi nhớ, để nói lên những gì trong tâm tưởng của người ra đi. Nhưng đó lại là tất cả những gì mà người ra đi có thể làm. Họ không nói nên lời, không nói gì không phải là không biết nói gì, mà là có quá nhiều thứ để nói mà không biết nói cái gì trước, cái gì sau. Có lẽ rằng tấm lòng của những cán bộ cách mạng đang bị mắc kẹt bởi tâm trạng, vừa buồn tủi vì chia li, vừa lo lắng và giữ vững tinh thần cho sự nghiệp giải phóng đất nước. Nhưng có vẻ như người ở lại vẫn muốn níu kéo để nhắc người cán bộ đừng quên những gì thuộc về nơi đây:

"Mình đí, có nhớ những ngày

Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù

Mình về có nhớ chiến khu

Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai

Mình về, rừng núi nhớ ai

Trám bùi để rụng, măng mai để già

Mình đi có nhớ những nhà

Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son

Mình về, có nhớ núi non

Nhớ khi kháng Nhật, thưở còn Việt Minh

Mình đi, mình có nhớ mình

Tân Trào Hồng Thái, mái đình cây đa"

Đó chính là những ngày tháng đã qua, những ngày tháng không thể nào quên đối với cả người ra đi và người ở lại. Nhà thơ đã sử dụng một loạt những hình ảnh gợi những kỉ niệm về quá khứ. Đó là "mưa, suối, miếng cơm, trám bùi, măng mai". Nhà thơ đã hình ảnh hóa mối thù của người dân một cách rất đặc sắc. Nếu như mối thù bình thường là một cái gì đó mang tính cảm xúc, khó nắm bắt thì giờ đây mối thù ấy đã được nhà thơ hình ảnh hóa, vật chất hóa với việc miêu tả mối thù đè nặng đôi vai của người dân, cán bộ, chiến sĩ nơi đây. Mối thù ấy đòi hỏi toàn dân toàn quân phải thật đoàn kết để cùng chống lại kẻ thù. Có thể thấy mối thù ban đầu là một vẻ đầy giận giữ căm hờn nhưng rồi đó lại cũng chính là điều làm nên sự gắn kết giữa người cán bộ và người dân Tây Bắc. Sự gắn kết ấy được nhà thơ nói lên ở từ "lòng son" mang một tình cảm đầy cao quý. Tình cảm ấy được vun đắp qua từng chiến dịch, kế hoạch, từ khi kháng Nhật rồi đến Mặt trận Việt Minh. Rồi đến khi những chiến dịch đó giành thắng lợi, liệu họ còn nhớ đến Tân Trào, nhớ đến những cây đa mà họ từng ngày ngày đi qua ấy. Rồi cuối cùng liệu họ còn nhớ lấy chính bản thân mình hay không ? Nỗi lo của Tố Hữu hay chính là nỗi lo của người dân miền núi đã bộc lộ những suy nghĩ khắc khoải. Phải chăng nhà thơ sợ rằng cuộc sống đô thị đã làm phai nhạt đi những kí ức và tình cảm của mình. Đó là một điều dễ hiểu nhưng dường như chính Tố Hữu cũng đang cố kìm nén lòng mình lại để đi theo tiếng gọi của Tổ quốc. Nhưng nỗi lo ấy tuy chưa hết hẳn nhưng đã được nhà thơ nối tiếp bằng lời của những người ở lại.

"Ta với mình, mình với ta

Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh

Mình đi, mình lại nhớ mình

Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu...

Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương

Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về

Nhớ từng rừng nứa bờ tre

Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy

Ta đi ta nhớ những ngày

Mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi...

Thương nhau, chia củ sắn lùi

Bắt cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng

Nhớ người mẹ nắng cháy lưng

Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô

Nhớ sao lớp học i tờ

Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan

Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa..."

Người ra đi dường như đã bộc lộ cốt cách của người cách mạng. Những con người ấy đã chứng tỏ rằng mình có một tình cảm vô bờ bến đối với dân chúng. Cho dù thời gian có dài đằng đẵng, không gian cách trở ngăn cản họ đến với nhau thì họ vẫn "mặn mà đinh ninh" một tình cảm đã được vun đắp suốt mười lăm năm. Nhà thơ đã so sánh tình cảm ấy với "nguồn nước" dường như là vô tận. Họ vẫn giữ tình cảm sâu đậm, giữ lấy con người mình và sẽ một lòng gắn bó với muôn dân. Nhà thơ nhớ những kỉ niệm đã đi vào tiềm thức. Không những vậy nỗi nhớ ấy chính xác và vô cùng tỉ mỉ. Có thể thấy được rằng Tố Hữu đã mang vào bài thơ những gì tốt đẹp nhất của một thời đã qua trong tâm trí. Ông nhớ từng hình ảnh trăng, bản, bếp lữa,...những hình ảnh bình dị mà gắn bó. Ông nhớ từng lúc sẻ chia bát cơm, đặp cùng chăn sui với nhau, nhớ từng những người mẹ ngày ngày địu con lên rẫy để kiếm ăn...những kỉ niệm ấy ùa về như một làn gió thổi vào tâm trí nhà thơ và cả người đọc. Có lẽ chưa bao giờ, những tình cảm về miền đất lại được khắc họa một cách đầy chi tiết đến như vậy. Nỗi nhớ ấy lại càng được khắc họa đậm nét ở đoạn thơ sau:

"Ta về, mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa mình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung"

Continue Reading