VỢ CHỒNG A PHỦ VÀ VỢ NHẶT

By DoanhLuNguynThnh

17K 43 0

Vợ chồng A Phủ là câu chuyện kể về cuộc đời của hai nhân vật chính là Mị và A Phủ. Mị là một cô gái trẻ trung... More

Giá trị hiện thực và nhân đạo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
giá trị hiện thực và nhân đạo tác phẩm Vợ chồng A phủ
Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài
Phân tích nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
Phân tích tác phẩm Vợ Chồng A Phủ của Tô Hoài
Cảm nhận về nhân vật Mị trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài
Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân
Phân tích hình ảnh người phụ nữ Tây Bắc trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ
Phân Tích Diễn Biến Tâm Trạng Mị Trong Đêm Tình Mùa Xuân
Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm cứu A Phủ
Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm cứu A Phủ
Phân tích tâm trạng và hành động của Mị (Vợ chồng A Phủ) trong đêm cứu A Phủ
Phân tích tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân
Phân tích tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân
Phân tích tác phẩm "Vợ nhặt" của Kim Lân- văn lớp 12
Phân tích nhân vật Thị trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân
Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt
Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân
Đoạn kết "Vợ nhặt"
Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân
Cảm nhận về kết thúc truyện Vợ Nhặt của Kim Lân

Phân Tích Số Phận Khổ Đau Và Sức Sống Tiềm Tàng Của Nhân Vật Mị

2.7K 6 0
By DoanhLuNguynThnh

"Vợ chồng A Phủ" là một trong những truyện ngắn hay và đặc sắc của nhà văn Tô Hoài, nằm trong 3 truyện Tây Bắc của tác giả trong chuyến đi dài 8 tháng cùng với bộ đội vào giải phóng Tây Bắc. Truyện đã khắc họa chân thực và cảm động số phận khổ đau của người dân miền núi Tây Bắc, qua đó ca ngợi sức sống tiềm tàng của người dân vùng cao. Tiêu biểu cho số phận và nét tính cách ấy, nhà văn Tô Hoài đã xây dựng thành công qua hình tượng nhân vật Mị.

Nhân vật Mị hiện lên trong tác phẩm là một cô gái H' mông trẻ đẹp, có tài thổi sáo. Cô là niềm mơ ước của biết bao chàng trai, họ nguyện theo cô để thổi những bài ca về tính yêu hay nhất. Hình ảnh bức vách nhà Mị nhẵn do vết chân các chàng trai đến đứng đã thể hiện được vẻ đẹp, cũng như sức hút của Mị. Một người con gái như thế, đáng lẽ ra phải được sống một cuộc sống hạnh phúc, nhưng trớ trêu thay, Mị lại phải trải qua một cuộc đời vô cùng bất hạnh.

Mị là một cô gái có số phận khổ đau và bất hạnh. Tuy có nhan sắc đẹp, nhưng do món nợ truyền kiếp của gia đình từ thời cha mẹ cưới nhau, Mị đã bị bắt về làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra. Cuộc đời Mị từ đây như phải sống trong địa ngục. Những ngày đầu sống ở nhà thống lí Pá Tra, Mị như sống không bằng chết, đêm nào Mị cũng khóc. Khi Mị thoát được về nhà, cầm nắm lá ngón trên tay, chỉ định từ biệt cha rồi tự tử mà chết, nhưng vì thương cha Mị phải từ bỏ ý định ấy, lại phải trở về nhà thống lí Pá Tra sống kiếp trâu ngực. Cuộc đời Mị phải trải qua biết bao đắng cay và tủi nhục tại đây, được tác giả miêu tả với hình ảnh "lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa". Không gian Mị sống cũng như một chốn ngục tù ở trần gian, chỉ có cái lỗ ô vuông nhỏ bằng bàn tay, nhỏ đến nỗi mà khi nhìn ra Mị còn "không biết là sương hay là nắng". Nỗi khổ của Mị còn được thể hiện rõ qua suy nghĩ "ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi". Thật đau đớn biết bao, khi bản thân mình ý thức được số phận mình đang bị đày đọa, mà vẫn phải tiếp tục lựa chọn sống như thế. Đỉnh điểm là vào đêm tình mùa xuân, khi nghe thấy tiếng sáo, Mị cũng muốn đi chơi. Nhưng khi Mị mới sắm sử, thì A Sử về đã trói đứng Mị lên. Mị vừa bị trói buộc về thể xác vừa bị trói buộc về tinh thần, còn nỗi đau nào đau hơn. Ngay từ khi số phận "con dâu gạt nợ" đức gán vào người Mị, cuộc sống của cô đã rơi vào hố sâu của sự đau khổ.

Tuy nhiên, ẩn sâu trong con người Mị vần mang một sức sống tiềm tàng và mãnh liệt. Ngày Tết đến, không khí mùa xuân trên đất Hồng Ngài bỗng rạo rực. Người Mèo phơi những chiếc váy hoa lên các mỏm đá...Sắc màu của mùa xuân, tiếng cười của con trẻ cùng với tiếng sáo gọi bạn tình đã khơi gợi lên sức sống tiềm tàng của Mị trỗi dậy. Tiếng sáo là một thứ âm thanh độc đáo được chọn để miêu tả. Khi nghe tiếng sáo, Mị như trẻ lại, Mị bồi hồi, xúc động và nhớ lại quá khứ, lẩm nhẩm theo lời bài hát. Khi tiếng sáo ngấm vào tim Mị, Mị nhận thức mình còn trẻ, Mị muốn đi chơi. Và sau đó là hàng loạt các hành động liên tiếp: quấn lại tóc, vớ lấy cái váy, uống rượu, sấn thêm mỡ bỏ vào đèn...Nhưng khi A Sử về nhìn thấy vậy, hắn lại trói Mị lên, Dù bị trói nhưng tiếng sáo vẫn dập dờn trong đầu Mị, Mị vùng bước đi mà không được. Chi tiết này cho thấy, cuộc sống dù có nghiệt ngã, đau khổ đến đâu thì cũng không giết chết được sức sống ẩn sâu bên trong Mị, nó như ngọn lửa cháy âm ỉ đang chờ cơ hội để bùng lên cháy mạnh mẽ. Và hành động Mị cắt dây trói cứu A Phủ và vùng chạy theo A Phủ chính là biểu hiện rõ nhất của sức sống tiềm tàng. Đó là hành động không chỉ giải thoát cho A Phủ mà Mị cũng giải thoát cho chính bản thân mình. Mị tuy bị đày đọa trong đau khổ. Tuy bị chà đạp cả về thể xác lẫn tinh thần nhưng sức sống của con người vẫn trỗi dậy mãnh liệt, là điều kiện để chiến thắng hoàn cảnh, làm chủ cuộc đời.

Nhà văn Tô Hoài đã rất thành công trong việc miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật một cách tinh tế, hợp lí. Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình cùng ngôn từ giản dị, đời thường, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày đã tạo dấu ấn cho người đọc về nhân vật Mị mang những nét tính cách nổi bật. Dù nhân vật Mị phải trải qua cuộc đời nhiều đắng cay, nhưng vẫn có một sức mạnh tiềm tàng và mãnh liệt

Continue Reading

You'll Also Like

6.6K 534 12
Đây là thể loại : Drama, hơi ngược, H văn , Hài v....v.... ⚠ Lưu ý : Viết theo ảm tính riêng nên nếu cậu không thích cứ bỏ qua nhé ! Đừng buông lời c...
6.1K 396 9
Chuyện trong nhà thì để mình nhà biết thôi. Tác giả: Le Mén nè. Bìa truyện được edit bởi duonghere. Nguồn cung cấp ảnh: Nhu Chan (Behance).
98 2 6
Một tập thơ vớ vẩn ghi lại những cảm xúc bình thường
97.5K 1.6K 132
Tớ mong rằng nó có thể giúp ích cho cậu.