Vì sao nếu người sống không còn ai nhớ đến chúng tôi nữa chúng tôi sẽ biến mất?
" chúng tôi gọi nó là cái chết sau cùng"
Nỗi ám ảnh về sự kết thúc luôn bén rễ trong tâm trí từ khi ta bắt đầu trưởng thành. Một cuộc tình mới yêu ta liền nghỉ cả hai không biết khi nào sẽ chia tay? Vừa có công việc mới nhưng không biết, ta sẽ nghỉ việc lúc nào? Chú chó cưng nuôi từ bé rồi sẽ rời đi, gia đình của ta rồi sẽ thay đổi và cả hành tinh này cũng sẽ ngừng lại, không điều gì tồn tại mãi mãi. Và nỗi ám ảnh sự kết thúc nặng nề này, ngày một lớn hơn khi ta dần tới điểm cuối cùng của cuộc hành trình. Những bông hoa sớm nở rồi úa tàn, ngày hôm nay rồi sẽ trở thành hôm qua, và ta sẽ chết đi như một lẽ đương nhiên của vạn vật. Nhưng ta sẽ chết khi nào? Điều đó không bao giờ được thông báo trước, có thể là 10 năm, là 20 năm nữa hay thậm chí là ngày mai, 2-3 giờ đồng hồ tới. Ta không thể biết được! Bởi, lẽ sống là sự vô thường.
Một câu chuyện từng nói về ông lão nọ, ông ta sống một mình ở thành phố Dallas và vào một ngày ông nhờ người tổ chức tan lễ, thông báo rằng mình đã chết. Các con của ông dường như không thể ngờ về sự ra đi đột ngột này, trong đám tan của ông khi mọi người tỏ ra đau buồn và tiếc thương thì ông lão lại ngồi một góc quan sát. Tại sao ông ta lại làm điều điên rồ đó? Nó chẳng phải là chuyện đùa! Sẽ không ít người phẫn nộ và chỉ trích, nhưng khoang sao ta không thử nhìn lại một chút nhỉ, đến dự tan lễ của mình ư? Nghe thật điên nhưng cũng đáng để nghỉ suy về nó đấy chứ.
Thử tưởng tượng xem, ta sẽ chết đi như nào nhỉ? Sau đó tan lễ của ta được tổ chức thế nào và ta sẽ nằm ở đâu trong lòng đất mẹ? Ta có thể gặp được người thân đã rời đi trước ta không? Linh hồn của ta lúc đó chắc ngồi một góc nào đó nhìn những người đến gặp ta lần cuối, sẽ có người vì thương ta mà khóc ngạn lòng nhưng có người ta tưởng họ sẽ buồn lại chẳng mấy bận tâm, nghe đau đớn nhưng sự thật là khoảng khắc mà ta nhìn rõ hồng trần nhất là ngày ta nằm xuống vĩnh viễn. Trong vô thức ta nhìn lại đời mình như thướt phim dài, sẽ có đoạn ký ức nào đó bất chợt làm ta cười, ta nhìn lại những khoảnh khắc hạnh phúc nhất. Rồi sẽ có đoạn ký ức mà ta cảm thấy đau buồn, nước mắt ta rơi cho sự tiếc nuối nào đó ta chợt suy nghĩ và ước rằng gia như ngày mai ta còn sống thêm một ngày nữa ta sẽ làm điều này, ta sẽ trao cái ôm ấm nhất cho gia đình hay ta sẽ nói lời xin lỗi cảm ơn cho ai đó mà ta còn chưa kịp, rất nhiều điều ta còn chưa kịp. Khối tài sản ta bỏ công sức đánh đổi giờ chẳng còn ý nghĩa nào nữa, giá mà ta có thêm thời gian ta nhất định sống tốt hơn trân trọng từng giây phút còn tồn tại, và ta nhận ra đã quá muộn màng vì đâu còn cái giá như nào khi ngày mai ta chẳng còn mở mắt nữa. Cái chết là sự nhắc nhở hữu hiệu cho ta nhớ rằng hãy làm những điều ý nghĩa nhất trước khi kịp hối hận.
Sau này ông lão nói rằng "ông ta không sợ cái chết đến tìm mình, cái chết không thật sự tồn tại" Một câu nói mạnh miệng không tưởng, rằng ai mà chẳng sợ chết chứ! Và ông nói "thay vì sợ hãi ông lại trân trọng cái chết hơn điều gì và giá như ông nhận thức nó sớm hơn ngay khi ông còn trẻ" Tại sao ư? Chính vì biết thời gian là hữu hạn nên ông dành sự quý báu đó cho những việc làm có ý nghĩa đối với ông. Một ngày mới bắt đầu bầu trời trong lành thoáng đảng, ánh nắng ấm áp dễ chịu tiết trời của đầu thu mát mẻ vô cùng, ông mang theo một đóa hoa rực rỡ đi đến mộ người vợ của ông đã mất cách đây một năm trước. Ông tặng vợ mình đóa hoa bà thích nhất và gửi những lời yêu thương mà giá như ông dành cho bà nhiều hơn, khi bà còn bên cạnh ông. Một năm qua ông luôn bất chợt nhìn thấy hình ảnh của bà rất nhiều và ông nhớ nó, ông nói việc gặp được bà là sự may mắn ý nghĩa nhất đời ông.
STAI LEGGENDO
Tận cùng của sinh mệnh là sự lãng quên
Storie brevita luôn nghỉ ngày mai ta mở mắt như một lẽ đương nhiên nhưng ta quên rằng ta cần phải trân trọng vì ta còn được mở mắt tiếp tục tồn tại