Học thuyết giá trị thặng dư

4.3K 0 2
                                    

Câu 2 : Học thuyết giá trị thặng dư

**Phạm trù hàng hóa sức lao động

Giá trị hàng hóa sức lao động cũng được xác định bởi thời gian lao động xã hội tất yếu để sản xuất ra bản thân nó. Nhưng sức lao động chỉ tồn tại như một năng lực trong cơ thể sống của con người. Do đó, việc sản xuất ra sức lao động có nghĩa là duy trì cuộc sống của bản thân người lao động. Muốn duy trì cuộc sống của mình, người lao động cần phải được thỏa mãn những nhu cầu về ăn ở, học hành...

Giá trị của sức lao động là giá trị của toàn bộ những tư liệu sinh hoạt cần thiết để duy trì cuộc sống của bản thân người lao động và gia đình anh ta cả về mặt vật chất lẫn tinh thần.

Các yếu tố hợp thành của giá trị hàng hóa sức lao động phụ thuộc vào các điều kiện cụ thể của từng nước: tập quán, trình độ văn minh, nguồn gốc và hoàn cảnh ra đời của giai cấp công nhân. Giá trị hàng hóa sức lao động được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hóa sức lao động. Nó chính làtiền lương dưới cntb

Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động cũng nhằm thỏa mãn nhu cầu nhất định của người mua. Nhà tư bản mua loại hàng hóa này bởi vì khi sử dụng nó thông qua quá trình lao động, nó có thể tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn để thay thế cho lượng giá trị của bản thân nó. Đây là giá trị sử dụng đặc biệt của hàng hóa sức lao động, nhờ nó mà nhà tư bản thu được giá trị thặng dư và là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn công thức chung tư bản làm cơ sở để tiền tệ chuyển thành tư bản

Hàng hóa sức lao động là một phạm trù kinh tế bộc lộ rõ nét dưới cntb và là điều kiện chuyển hóa tiền tệ thành tư bản. Tuy nhiên nó không phải là cái quyết định để có hay không có bóc lột. Vì việc quyết định là ở chỗ giá trị thặng dư tạo ra được phân phối như thế nào?

**Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản

Lý luận giá trị đã chứng minh rằng: Giá trị của hàng hóa do lao động của những người sản xuất hàng hóa tạo ra trong sản xuất. Nhưng nhìn vào công thức T-H-T' người ta dễ lầm tưởng rằng tiền tệ cũng tạo ra giá trị khi vận động trong lưu thông.

Thực chất thì bản thân tiền, dù ở ngoài hay ở trong lưu thông, cũng không tự lớn lên được. Tiền không thể sinh ra tiền là điều hiển nhiên.

Còn lưu thông thuần túy, dù diễn ra ở bất cứ hình thức nào, kể cả việc mua rẻ bán đắt, cũng không làm tăng thêm giá trị, không tạo ra

giá trị thặng dư; ở đây chỉ có sự phân phối lại lượng giá trị có sẵn trong xã hội mà thôi bởi nếu mua rẻ thứ này thì sẽ lại phải mua đắt

thứ kia; bán đắt thứ này thì lại phải bán rẻ thứ khác, vì tổng khối lượng hàng và tiền trong toàn xã hội ở một thời gian nhất định là

một số lượng không đổi. Tuy vậy, không có lưu thông cũng không tạo ra được giá trị thặng dư. Do đó, mâu thuẫn của công thức chung của tư bản là giá trị thặng dư không do lưu thông đẻ ra nhưng lại được tạo ra thông qua lưu thông. Sở dĩ như vậy vì nhà tư bản tìm được trên thị trường một loại hàng hóa đặc biệt có khả năng tạo ra giá trị thặng dư cho mình. Đó là hàng hóa sức lao động.

**Sự sản xuất ra giá trị thặng dư và quy luật sản xuất giá trị thặng dư

++Sản xuất ra giá trị thặng dư ( Cái này không hiểu là cách sản xuất giá trị thặng dư hay là phương pháp sản xuất nên ở đây là mình viết cách sản xuất giá trị thặng dư đó nha )

Muốn sản xuất ra giá trị thặng dư (m), trước hết nhà tư bản ra thị trường những thứ cần thiết như: Tư liệu sản xuất, sức lao động của người công nhân, ... Sau khi có được hai loại hàng hoá đó, nhà tư bản kết hợp với nhau trong quá trình sản xuất và tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị ban đầu mà nhà tư bản bỏ ra, phàn lớn hơn đó gọi là giá trị thặng dư (m).

Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối: Là phương pháp sản xuát giá trị thặng dư bằng cách kéo dài thời gian lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu; trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi.

Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là cơ sở chung của chế độ tư bản chủ nghĩa. Phương pháp này được áp dụng phổ biến ở giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, khi lao động còn thấp.

Với lòng tham không đáy, nhà tư bản mọi cách kéo dài ngày lao động để nâng cao trình độ bóc lột. Nhưng do giới hạn về ngày tự nhiên, về sức lực con người nên không thể kéo dài vô hạn. Mặt khác, còn do đấu tranh quyết liệt những giai cấp công nhân đòi rút ngắn thời gian lao động cũng không thể rút ngắn chỉ bằng thời gian lao động tất yếu. Một hình thức khác của sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là tăng cường lao động vì tăng cường lao động cũng giống như kéo dài thời gian lao động trong ngày trong khi thời gian lao động càn thiết không thay đổi

++Quy luật sản xuất giá trị thặng dư

Mỗi phương thức sản xuất có một quy luật kinh tế phản ánh bản chất của phương thức sản xuất đó. Ta đã biết quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hoá. Trong chủ nghĩa tư bản, quy luật kinh tế cơ bản tuyệt đối là quy luật giá trị thặng dư.

Nội dung của quy luật này là tạo ra ngày càng nhiều giá trị thăng dư cho nhà tư bản bằng cách tăng cường các phương tiện kỹ thuật và quản lý để bóc lột ngày càng nhiều sức lao động của công nhân làm thuê.

Quy luật giá trị thặng dư này có vai trò động lực thúc đẩy nền sản xuất tư bản vận động và phát triển bởi mục đích của nó là sản xuất ngày càng nhiều giá trị thăng dư và nó buộc nhà tư bản phải tăng cường các phương tiện quản lý, kỹ thuật.

Tuy nhiên, cũng chính quy luật này làm cho những mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản ngày càng gay gắt. Đó là mâu thuẫn giữa tính chất XH hoá ngày càng cao của lực lượng sản xuất với tính chất chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, là mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Tất yếu, chủ nghĩa tư bản sẽ bị thay thế bằng một phương thức sản xuất mới văn minh hơn

Ai ajuns la finalul capitolelor publicate.

⏰ Ultima actualizare: Jun 07, 2010 ⏰

Adaugă această povestire la Biblioteca ta pentru a primi notificări despre capitolele noi!

Học thuyết giá trị thặng dưUnde poveștirile trăiesc. Descoperă acum