Vương công nữ quyến nhà Thanh (1)

110 5 0
                                    

Ở phần này ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu về các vấn đề sau:

1. Nam nhân và nữ nhân trong hoàng tộc nhà Thanh

2. Chế độ quan lại nhà Thanh và Ngoại mệnh phụ

--------------------------------------------------------------

A. Nam nhân và nữ nhân Hoàng tộc

1) Nam nhân Hoàng tộc

a) Quy chế

- Nhà Thanh đã phát triển 1 hệ thống xếp hạng quý tộc rất phức tạp.

- Tất cả các tước hiệu đều do trưởng tử của nhà quý tộc kế thừa nhưng bị giáng xuống 1 cấp; nhưng có 1 ngoại lệ khi mà con cháu kế thừa tước vị của các Tông Thất mà không bị giáng cấp, những người đó gọi là Thiết mạo tử vương. 

- Tước vị cho các Tông thất nhà Thanh được chia làm 2 hạng:

+ Nhập Bát phân gồm:

• Hòa Thạc Thân vương

• Thế tử

• Đa La Quận vương

• Trưởng tử

• Đa La Bối lặc

• Cố Sơn Bối tử

• Phụng ân Trấn quốc công

• Phụng ân Phụ quốc công

+ Bất nhập Bát phân gồm:

• Bất nhập Bát phân Trấn quốc công

• Bất nhập Bát phân Phụ quốc công

• Trấn quốc Tướng quân

• Phụ quốc Tướng quân

• Phụng quốc Tướng quân

• Phụng ân Tướng quân

- Hai tước vị Thế tử và Trưởng tử đến thời Càn Long chính thức bị bãi bỏ.

- Trong 14 tước vị kể trên, thì 4 tước vị Thân vương, Quận vương, Bối lặc Bối tử là siêu phẩm tước vị ( trên nhất phẩm) và thường được phong cho Hoàng tử.

+ Hoàng tử đến tuổi trưởng thành tùy vào công trạng và sự yêu quý của Hoàng đế sẽ được thụ phong 1 trong 4 tước hiệu trên.

+ Thông thường, các Hoàng tử ban đầu chỉ được phong Bối lặc hoặc Bối tử sau đó xét theo thành tích, công trạng mà được phong Vương

- Các tước hiệu còn lại, theo thứ tự là Nhất phẩm đến Tứ phẩm, cụ thể là:

+ Phụng ân Trấn quốc công: Chính Nhất phẩm

+ Phụng ân Phụ quốc công: Tòng Nhất phẩm

+ Bất nhập Bát phân Trấn quốc công: Chính Nhị phẩm

+ Bất nhập Bát phân Phụ quốc công: Tòng Nhị phẩm

+ Trấn quốc Tướng quân: Chính Tam phẩm

+ Phụ quốc Tướng quân: Tòng Tam phẩm

+ Phụng quốc Tướng quân: Chính Tứ phẩm

HẬU CUNG NHÀ THANHNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ