Hôm đó, Kỷ Yến dẫn Giai Lam lần đầu tiên đi qua hai lớp cửa Gia Phong lâu, ngang qua phủ đi ra cổng chính. Lúc đó cô mới phát hiện quãng đường dài thật là dài, ít nhất cũng phải đi bộ mất hai khắc (tương đương nửa tiếng đồng hồ).
Chốn nhà cao cửa rộng thời cổ đại thật sự rất có hại, Giai Lam bùi ngùi nghĩ. Chẳng trách trong Hồng lâu mộng suốt ngày nhắc tới nào là đi xe rồi thì ngồi kiệu khắp nơi để thay đi bộ. Nếu không e là chỉ việc đi chào hỏi thỉnh an hàng ngày đã đủ mệt chết, nói gì đến ra ngoài. Cậu ba trước giờ vẫn luôn khỏe mạnh... chắc hẳn là do luôn tự đi bộ chứ không ngồi xe ngồi kiệu như mọi người, coi như là tiện thể rèn luyện thể lực luôn.
(Phần in nghiêng trong ngoặc là chú thích của người xếp chữ)
Thật ra thì, Giai Lam cũng có ra ngoài phủ đó chứ. Mấy thứ quy củ trói buộc nữ giới triều Đại Yến là để áp dụng cho các bà các cô chủ, chứ còn bà già hầu gái thì không đến mức nghiêm ngặt tới thế. Ngày thường cô không thể không ra ngoài làm việc, đâu phải lúc nào cũng có thể nhờ người khác đi mua hộ mớ bát đĩa cốc chén bằng gốm rẻ tiền đâu, chưa kể mấy thứ đồ được chia phần xuống phòng ba, chất lượng thật sự không lời nào tả nổi, nên lâu lâu cô vẫn phải ra ngoài một chuyến.
Có điều, nha hoàn lớn nhất trong phòng lại phải bon chen ra chợ mua bán, việc này nói ra thật sự là chua xót trong lòng. Các phòng khác còn có bà vú nha rồi thì chồng bà vú con bà vú (anh nuôi em nuôi) nha giúp đỡ chạy chân, còn trong phòng của cậu ba chỉ còn mỗi a hoàn tổng quản lớn nhất ra ngoài làm mấy thứ mua bán vặt vãnh này. Chỉ thế đã cho thấy địa vị của cậu ba trong phủ này thật sự không thể thấp hơn được.
Giai Lam không dám sai bốn bé Quả ra ngoài làm việc, vì sợ bị bọn buôn người bắt cóc. Sau vườn của Gia Phong lâu, có một cửa nách nhỏ rất gần rất dễ đi, nên cô cũng tiện thể coi mỗi chuyến ra ngoài mua bán làm một chuyến du ngoạn "Thanh minh thượng hà đồ". Có điều cô chưa bao giờ nghĩ đường ra cổng chính của Hầu phủ lại xa xôi tới thế...
(Thanh minh thượng hà đồ: bức tranh phong cảnh bên sông vào tiết thanh minh - tháng ba, đây không phải tên của chỉ một bức tranh mà có thể coi là một dòng tranh khổ lớn thời cổ đại của Trung Quốc. Có rất nhiều bức Thanh minh thượng hà đồ, nhưng nổi tiếng nhất có lẽ là bản đầu tiên được biết tới thời nhà Tống của họa sĩ Trương Trạch Đoan, miêu tả cảnh sinh hoạt của người dân thường thời nhà Tống với rất nhiều chi tiết về trang phục, ngành nghề, kiến trúc, đường sá, bố trí xã hội... và chiều dài hơn 5m. Các bản về sau đều là mở rộng ra, bổ sung thêm các chi tiết khác. Có thể xem bản sao các bức tranh trên Wikipedia)Còn cậu ba, từ năm lên bảy tuổi ngày nào cũng phải đi lại quãng đường này... Không đúng, nếu tính cả thêm việc qua lại chào hỏi thỉnh an người lớn, số lần đi quãng đường này hàng ngày e là khó mà đếm hết được.
Bây giờ thì việc khiến cô cảm thấy khó hiểu chính là, từ cửa vườn tới các loại cửa ở nhà ngoài đều không phải người của phòng thứ hai trông coi gác cổng, nên thẳng một đường từ phòng cậu ba ra tới cổng chính toàn bộ là người hầu của phòng lớn (của Kỷ Hầu gia) hộ tống, khiến Giai Lam chẳng hiểu ra làm sao.
BẠN ĐANG ĐỌC
Phó Thám hoa - Hồ Điệp Seba - edit - hoàn thành
RomanceTác giả: Hồ Điệp Seba Nguồn: seba.tw blog chính chủ Thể loại: xuyên thời gian, cổ đại, văn hóa có học có não, Tứ thư Ngũ kinh cùng nhau học (editor chém) Dịch: Quick Translator Biên tập: Lãnh Vân Lời tác giả: Trước tiên chú thích: bối cảnh thời đại...