4. Lục xì

23 0 0
                                    

VIII

Một ngày khám bệnh

Những ngày thứ Tư và thứ Sáu, cả buổi sáng, người gác cổng nhà lục xì không phải cài then mà chỉ khép cửa. Vì ấy là những ngày phiên. Từ bảy giờ đến tám giờ rưỡi, độ chừng năm chục chiếc xe tay đã đỗ trước cái cửa xám của tòa nhà có bên trong biết bao nhiêu điều bí mật. Những chiếc xe ấy là từ thập phương dồn lại đấy: Ngõ Hàng Thịt, ngõ Yên Thái, phố Gia Ngư, phố Đào Duy Từ, phố Cửa Đông, Đường Thành, ngõ Nam Ngư, phố Án Sát Siêu... Từ những chiếc xe ấy, bước xuống độ chừng tám mươi cô. (Đó là một nửa số người trong "thanh lâu giới" của Hà Nội, vì còn một nửa nữa thì để ngày phiên khác - một tuần lễ có hai ngày phiên).

Nếu ông có việc ra tòa hay về phố Julien Blance thì ông cứ đi thẳng cho nghiêm chỉnh, đừng có trông ngang, trông ngửa. Mục bất tà thị(1) theo như câu nói từ miệng một nhà thâm nho... Bọn gái thanh lâu của chúng ta vẫn có tính cả thẹn, mặc lòng cái nghề của họ là mỗi đêm phải đem cái tính cả thẹn ấy hy sinh đi độ mười lần. Chớ có trêu vào đệ tử của thần Bạch My mà sẽ... xấu hổ với họ.

Vì rằng đó là họ đến với cái "mỏ vịt", nghĩa là cái biểu tượng của nhà lục xì. Và của nghề mại dâm. Muốn biết những cái nhục hình của nghề mại dâm thì phải trông thấy một buổi khám bệnh.

- Thì họ lên cái thuyền ấy để làm trò quỷ gì?

Có những cô ả mặt mũi khô héo với những quần áo tươi tốt. Lại có những cô mặt mũi sạch sẽ với những cái áo ốm yếu và bẩn thỉu. Có người vấn tóc trần, đeo kiềng vàng lối Huế, hoặc cúp tóc nhuộm đỏ và uốn quăn, lại có thị vận cả măng-tô rất hợp thời trang. Những cái môi tô son hình quả tim, những cái lông mày chạy xếch kiểu Mai Lan Phương(2) , những cái mi mắt quầng đen theo lối Greta Garbo(3) , trên những cái mặt hoặc béo hoặc gầy của những cô gái Đình Bảng, cầu Lim, Phùng, Noi, v.v... mà giăng gió Hà Thành văn vật nghìn năm không làm biến được nguyên chất. Nhưng mà, thảng hoặc, trong số tám chục ả ấy, cũng có độ vài ba thị là có cái ngây thơ đài các thi vị của cô Tuyết trong cuốn Đời mưa gió của Khái Hưng. Cánh cửa xám mở lại khép, khép lại mở, cho bọn ấy chạy tọt vào. Không lần nào khách qua đường lại rõ được mặt người gác cổng.

Kìa! Một cái xe nhà choáng lộn vừa đỗ. Một ông trắng trẻo, béo lùn như một người Nhật Bản vừa mới bước xuống xe. Bộ âu phục màu xám da trời, đôi giầy đen bóng lộn. Cánh cửa rộng mở, người gác cổng đứng thẳng người, kính cẩn sửa soạn một cái chào. Đó là ông thầy thuốc.

Tôi rảo gót rồi nhấc cái mũ.

Ông Nguyễn Huy Quỳnh vội vàng quay lại :

- A! Chào ông... Tương Lai(4) .

Ông y sĩ Nguyễn Huy Quỳnh sẽ là một nhà bác học, nếu ta kể sự "biết" của ông về những cái khốn nạn, ô uế của xã hội. Với cái bề ngoài trưởng giả đứng đắn, đó là một người nhờ chức nghiệp mà hiểu rõ tình trạng đồi bại của dân Hà Nội ta hơn cả một đảng viên cách mệnh, hơn cả một kẻ đã phá sản vì hư thân.

Một hôm, muốn "cắt đứt" với sự lôi thôi của một anh phóng viên hay thậm thọt xin được tiếp để mà phiền nhiễu mình, ông Giám đốc Phòng Vệ sinh của Thành phố, bác sĩ Joyeux, đã quẳng tôi cho người phụ việc đắc lực của ông y sĩ Nguyễn Huy Quỳnh vậy. Tôi mừng thầm vì đã có được một người có thể cắt nghĩa đủ mọi điều cần biết cho tôi. Nhưng mà ông Quỳnh không lúc nào rảnh việc. Đã bao lâu, tôi đến phòng giấy của ông tại Tòa đốc lý thì ông lại đương đi khắp trong tỉnh vì vấn đề bệnh não, nào là khai tử, nào là khai sinh, nào là khám xét nhiều nơi.

Vũ Trọng Phụng toàn tập (Phóng sự)Where stories live. Discover now