32. Tâm lý những kẻ SÁT NHÂN HÀNG LOẠT (4)

321 11 0
                                    

CHƯƠNG 4: BÀI TẬP TRÍ TUỆ

Năm 1924, Nathan Leopold và Richard Loeb nảy ra một ý tưởng, chúng muốn thực hiện "vụ giết người hoàn hảo". Chúng trở nên nổi tiếng không chỉ vì tội ác mà còn vì lý do giết người của chúng. Leopold là một độc giả của nhà triết học người Đức thế kỷ 19, Friedrich Nietzsche, và đặc biệt say mê với bài miêu tả của Nietzsche về người đàn ông tài giỏi hơn người, tự do không bị ràng buộc bởi các quy tắc đạo đức của bất kì ai. Leopold xem bản thân y là cao hơn người và y tìm ra một lí do cho sự ngạo mạn của y trong bài thảo luận về người đàn ông siêu nhân của Nietzsche (ubermensch). Y thuyết phục đồng phạm của y Loeb (cũng ngạo mạn và thông minh) rằng họ có thể chứng minh phẩm chất đặc biệt của họ bằng cách thực hiện tội ác hoàn hảo.

Chúng bắt đầu với việc đốt phá và ăn trộm. Khi sự phấn khích mất đi, chúng lên kế hoạch cho một tội ác ngoạn mục hơn: chúng sẽ bắt cóc và sát hại một bé trai, và chúng chọn Bobby Franks. Giết bé xong, chúng dùng acid để che giấu những đặc điểm của bé trước khi vứt xác và viết một tờ giấy đòi tiền chuộc. Nhưng chúng bị tóm...

Năm 1948, Alfred Hitchcock được truyền cảm hứng bởi tội ác của chúng để sản xuất bộ phim Rope về hai người đàn ông trẻ tin rằng họ chứng minh được sự phi thường của họ bằng cách giết một ai đó, và nhiều tên sát nhân hàng loạt trong những "thập kỷ hiện sinh" lựa chọn những khía cạnh của quan điểm của Nietzsche có vẻ ủng hộ sự ngạo mạn bằng cách tiêu diệt cuộc sống của những người khác. Điều quan trọng là nhận thấy khía cạnh của triết lý của Nietzsche có thể ủng hộ cho những hành động chống phá xã hội một cách cực đoan.

Đến giữa thế kỷ 19, khi Nietzsche ra đời, nhiều triết lý cấp tiến mới như chủ nghĩa nhân văn và học thuyết tiến hoá của Darwin có một ảnh hưởng lên những quan điểm về kinh nghiệm con người. Đến cuối thế kỷ, Nietzsche cho rằng con người nên học cách chân thực để sống cuộc sống từ sự cởi mở của người Hi Lạp, trước khoa học hoặc đạo cơ đốc đã làm đần độn những bản năng tự nhiên của con người. Nietzsche đã đọc về Dionysus nửa người nửa thần và bị ấn tượng bởi những nghi lễ tôn thờ điên cuồng Dionysus. Dionysus là thần nho, nên những người tìm kiếm một sự hợp nhất thần bí với thần nho đã làm việc này thông qua những cuộc chè chén hoan lạc. Do đó Nietzsche xem Dionysus như một liên minh tối cao của những sức mạnh văn hoá và bản năng, cho thấy làm thế nào con người có thể vừa trở nên nguyên thuỷ thô sơ và tinh tế tao nhã. Theo thần thoại, Dionysus đã hy sinh thân mình vì lạc thú của loài người và bị xé thành nhiều mảnh, nhưng hành động của người đã làm cho việc hồi phục từ cuộc suy tàn tâm linh diễn ra rõ ràng trong nền văn hoá cuối thế kỷ 19 trở nên khả dĩ"

Nietzsche cũng tuyên bố về cái chết của Chúa, kêu gọi mọi người tự nghĩ ra ý nghĩa cuộc sống cho bản thân họ. Tuy nhiên, theo ông thì dường như phần lớn mọi người không dũng cảm hoặc thông minh hơn con cừu, chỉ có thiểu số xuất sắc mới có thể phát minh ra bộ quy tắc đạo đức chân thật. Nietzsche tuyên bố rằng, một bậc kì tài đạo đức sẽ lật đổ những giá trị hiện đại tôn thờ đạo cơ đốc và tâm lý "bầy đàn" để mở đường cho việc tạo ra những giá trị mới dựa trên sự thống trị và sự phi thường.

Tâm lý họcМесто, где живут истории. Откройте их для себя