36. Tâm lý những kẻ SÁT NHÂN HÀNG LOẠT (8)

137 2 0
                                    

Chương 8: LỢI ÍCH

Trong thập niên 30 tại Philadenphia, Tiến sĩ Morris Bolber từng cầm đầu một đường dây lừa đảo bảo hiểm có liên quan đến những vụ giết người hàng loạt với con số nạn nhân ước tính lên đến 50 người – tất cả đều là đàn ông. Bolber và hai tên anh em họ – Paul và Harman Petrillo, đã dựng ra một kế hoạch hiển nhiên đến mức những kẻ ngu ngốc nhất cũng làm được, và thực sự là như vậy. Một tên sẽ dụ dỗ nữ khách hàng tiềm năng – người đang bất mãn với cuộc hôn nhân của mình, thuyết phục ả ta dụ chồng mua một khoản bảo hiểm nhân thọ thật lớn. Những kẻ còn lại sẽ thủ tiêu người chồng, rồi ăn chia khoản bồi thường với bà quả phụ nọ. Về sau, nhóm này kết nạp thêm nhiều thành viên khác, bao gồm cả một phụ nữ biết dùng độc. Chúng đã thực hiện chót lọt các phi vụ của mình trong vòng năm năm, trước khi có một kẻ trong nhóm khoe khoang về các chiến tích khiến cả nhóm bị bắt vào năm 1937 cùng với những bà quả phụ đồng lõa. Một số trong những bà quả phụ này đã trở thành nhân chứng vạch tội, số còn lại thì chịu chung số phận với những kẻ chủ mưu. Hai tên trong nhóm đã bị kết án tử hình.

Trong suốt những thế kỉ qua, một trong số các động cơ của những tên giết người hàng loạt thường là tiền bạc, đặc biệt là trong những thời điểm kinh tế khó khăn, mặc dù chúng cũng đạt được những khoái cảm nhất định khi thực hiện tội ác. Một ví dụ cụ thể cho vấn đề này, Aileen Wuornos rất thích thú khi thực hiện hành vi giết người, nhưng đó đồng thời cũng là phương thức để thị kiếm tiền và những thứ khác. Những ả đàn bà giết người hàng loạt thường làm vậy để "nâng giá" bản thân, rất nhiều trong số chúng được gọi là "Góa phụ đen", và một ả giết người còn có trước cả khi đồ tể Jack là một minh chứng rõ ràng.

GÓA PHỤ ĐEN

Một bác sĩ nghi ngờ rằng Mary Ann Cotton gây ra cái chết của đứa bé mới chỉ 7 tuổi – Charlie Cotton. Thị là một trong số những người sử dụng chất Asen để đầu độc nạn nhân trong thời kì mà việc chẩn đoán việc đầu độc bị nhầm lẫn với những cơn đau dạ dày – loại bệnh vốn không tránh được, và thường bị các bác sĩ bỏ qua khi khám cho người nghèo tại Anh. Nhưng cái chết của Charlie bé bóng thì khác bởi nó là một trong rất nhiều vụ án có liên quan đến Mary Ann Cotton, và khi cậu bé chết, một vị bác sĩ đã nghi ngờ và tiến hành khám nghiệm tử thi. Trong khi khám nghiệm, ông ta phát hiện cậu bé có dấu hiện bị thiếu dinh dưỡng và ông nghi ngờ đến chuyện cậu bé có thể bị đầu độc. Tuy niên, tại thời điểm đó vẫn chưa có phương pháp để kiểm tra phát hiện ra chất Asen, ngoài ra thì trong những thứ được tìm thấy trong dạ dày cậu bé cũng không có chất Asen. Vì vậy, ông không có bằng chứng chống lại người mẹ kế của cậu bé.

Tuy vậy, người dân ở vùng West Auckland vẫn biết chuyện. Mary Ann Cotton đã từng đầu độc lợn của nhà hàng xóm, và người ta cũng biết có rất nhiều người xung quanh thị đã chết. Vậy nhưng, thị vẫn tiếp tục nhận được tiền bảo hiểm nhân thọ, giống như cách thị vẫn nhận khi bố Charlie qua đời. Những người thân cũng biết Mary Ann đã có nhân tình – thị thậm chí còn mang thai với hắn – và họ cũng ghê sợ hắn.

Vị bác sĩ nọ vẫn luôn bị ám ảnh với những gì ông phát hiện, vì thế, ông quyết định kiểm tra lại dạ dày của Charlie, phòng khi ông đã nhầm. Lần này, ông đã tìm được bằng chứng về chất Asen trong dạ dày cậu bé, và báo với cảnh sát. Họ bắt giữ Marry Ann ngay trước khi thị tới được lễ đường lần thứ năm, cuộc điều tra về quá khứ của thị đã hé mở về một chuỗi các vụ giết người, phần lớn được thực hiện để thị có thể thoát khỏi gánh nặng gia đình đang có, thu được một khoản tiền lớn, và chuẩn bị cho lần "lên xe hoa" kế tiếp. Mỗi người tình hay chồng mới lại "đắp" thêm vào khối tài sản thị đang có. Bằng cách nào đó, thị đã hình thành quan điểm cho rằng thị có quyền, và để đạt được cái thị xứng đáng, thì giết người cũng không sao cả.

Tâm lý họcWhere stories live. Discover now