14. Ngày hội xuân

596 95 5
                                    

Trở lại kí túc xá sau thời gian nghỉ Tết Âm lịch, tôi lại tiếp tục guồng học như bình thường: đến thư viện, ở lại ôn bài rồi rời đi khi người phụ trách thông báo thời gian đóng cửa. Tưởng tượng thì là như vậy, nhưng mọi chuyện trôi qua không hề dễ dàng. Hôm nào cũng thế, cứ học được một lúc thì tôi lại bất giác nhìn ra ngoài cửa xem Minh có đến không, có đều đặn xuất hiện như những ngày tôi còn nhận tin nhắn của cái người tên "Màu xanh" ấy không.

Câu trả lời là không.

Ở lớp, tôi tránh mặt Minh. Ở thư viện, Minh tuyệt nhiên chẳng đến.

"Như vậy thì tốt chứ sao", tự nhủ như thế, rồi tôi lại cắm đầu vào học.

Thời gian này trong năm, nắng mưa thất thường. Nhưng tôi vẫn rất nhớ buổi chiều của hội chợ xuân năm ngoái, khi lần đầu tiên được tham quan Chuyên Việt Ninh. Đó là một ngày nắng đẹp, lại là dịp sự kiện nhộn nhịp nên cảnh trí và thời tiết đều rất chiều lòng người.

- Đố các cậu biết trường mình chuẩn bị có sự kiện gì?

Chi hỏi, khi cả lớp đang trong giờ sinh hoạt. Có nhiều đứa vẫn đang chưa nghĩ ra, trong khi vài bạn đã trả lời ngay:

- Hội xuân!

- Chính xác. - Chi nói. - Năm nào trường mình cũng tổ chức Hội xuân, với hoạt động chính là gian hàng của các lớp bố trí và thực hiện.

- Tức là giờ lớp mình sẽ lên kế hoạch cho gian hàng hả? - Một đứa đứng dậy hỏi. - Nhưng gian hàng thì khá là nhỏ, có cần đến cả lớp không?

- Không nha. - Chi trả lời. - Bạn nào tham gia chuẩn bị hoặc trực gian hàng sẽ được cộng điểm sinh hoạt, còn không thì có thể tự do đi thăm thú xung quanh.

Nghe vậy, vẻ mặt của nhiều đứa trong lớp có vẻ giãn ra hẳn. Cũng là chuyện dễ hiểu, vì với nhịp độ hoạt động ngoại khóa sôi nổi, không phải học sinh nào trong trường cũng có thời gian hưởng ứng.

- Chủ đề gian hàng năm nay là "Lịch sử Việt Nam", tức là chọn một trong các thời kì và trang trí theo phong cách đặc trưng của thời kì đó. Trước thứ bảy tuần này, cả lớp mình phải thống nhất chọn ra một thời đại cụ thể, kéo dài khoảng từ 10 đến 30 năm, để nhà trường sắp xếp vị trí gian hàng cho phù hợp.

Giữa những tiếng xì xào bàn luận, Chi lại nói tiếp:

- Vậy lớp mình có ai có đề xuất gì không?

- Việt Nam thời bao cấp được không? - Tôi giơ tay, nói.

- Bao cấp thì bán mỡ lợn với tem phiếu hả? - Có đứa hỏi, kéo theo là một tràng cười.

- Không nhất thiết phải bán những thứ hay gặp ở thời đó, vì dù sao thời phong kiến thì cũng đâu bán được cổ vật. - Chi giải thích. - Chỉ là hình thức bày trí thôi.

Sau một hồi thảo luận để đề ra các lựa chọn, lớp tôi tiến hành giơ tay bình bầu. Chủ đề "Việt Nam thời bao cấp" mà tôi đề ra nhận được nhiều phiếu nhất, dù chênh lệch chẳng đáng là bao so với các ý tưởng khác như "Sài gòn thập niên 70" hay "Cố đô Huế thời Nguyễn".

- Vậy thì lần này giao cho Lam phụ trách lên kế hoạch nhé!

Tôi ngạc nhiên, nhưng rồi cũng gật đầu đồng ý. Kể từ khi lên cấp hai, đến bây giờ là cấp ba, tôi mới lại có dịp phụ trách một hoạt động tập thể. Dù sao đây cũng là dịp tốt để rèn luyện khả năng sắp xếp và giải quyết vấn đề. Nghĩ như vậy, nhưng khi về phòng rồi nghe Chi nói đến những quy trình để thực hiện và vô số đầu việc phải lên kế hoạch, tôi hơi hoảng hốt:

[Full | Học đường] XANH XANH GÓC TRỜI [Bản cũ]Kde žijí příběhy. Začni objevovat