Chương 10. Vết thương

192 19 2
                                    

Hôm nay đến lớp, tôi đã thấy Dương đang nằm ngủ ngon lành. Mái tóc rũ xuống che đi đôi mắt và cả sống mũi thẳng tắp của cậu. Nhưng điều khiến tôi chú ý nhất vẫn là vết thương chưa lành trên khóe miệng của cậu ta. Mệt cái tên này thật, về nhà không biết dùng băng cá nhân dán lại sao? Nhỡ va quệt gì, vết thương lại rách ra thì sao?

Tôi lục tìm trong balô xem còn miếng băng cá nhân nào không. Cũng may là còn một cái. Tôi khẽ nhấc một ngón tay của cậu lên và đặt miếng urgo vào đó. Dù nhìn bao nhiêu lần nhưng tôi vẫn phải suýt xoa bàn tay của cậu ta đẹp thật. Trên mu bàn tay có vài vết xước, chắc là do dấu tích hôm qua để lại.

Phát hiện có người động vào mình, Dương liền tỉnh giấc. Cậu ta khẽ cựa quậy, đưa mắt nhìn tôi. Tất nhiên là lúc này tôi đã điều chỉnh tư thế ngồi ngay ngắn, đem sách vở đặt lên bàn rồi.

Dương không nói gì, cậu ta đứng dậy, đút hai tay vào túi áo rồi ung dung bước ra khỏi cửa lớp.

Tôi chẳng biết nên cảm ơn hay nên giận cậu ta nữa. Cảm ơn vì đã cứu tôi thoát một kiếp nạn còn giận vì xem nhẹ lòng tốt của tôi. Nhưng tôi cá là giận dỗi với tên này chẳng có tác dụng gì vì cậu ta đâu thèm quan tâm đến người khác. Chung quy lại thì 50/50, xem như không có chuyện gì.

Khi Dương quay trở lại lớp học thì cũng là lúc tiết học mới bắt đầu. Xem kìa, hình như ban nãy cậu ta ra ngoài để dán miếng urgo.

Tự dưng thấy Nguyễn Khắc Hoàng Dương cũng không quá đáng ghét.

Tiết đầu là tiết Toán của giáo viên chủ nhiệm. Vừa bước lên bục giảng, cô đã chú ý ngay đến gương mặt của Dương.

- Mặt Dương sao thế kia? - Cô Trang hỏi.

Cô Trang là giáo viên chủ nhiệm, kiêm giáo viên giảng dạy môn Toán của chúng tôi, cũng là người sẽ theo chúng tôi suốt ba năm cấp ba này. Cô là một người nghiêm khắc trong giờ học nhưng rất thoải mái ngoài giờ lên lớp. Học ra học, chơi ra chơi rất rõ ràng.

- Em bị muỗi đốt! - Dương trả lời rất dứt khoát còn tôi bên cạnh phải nhịn cười với cái lý do của cậu bạn.

- Con muỗi cũng liều thật! - Cô cười trêu, cả lớp cũng được nhân cơ hội này mà nói chuyện riêng trong giờ.

- Có khi nào là con muỗi 1m6 45kg không nhỉ? - Tôi là người biết lý do nhưng vẫn hùa vào trêu Dương. Bản thân cũng thắc mắc không biết lịch sử tình trường của cậu ta như thế nào. Không biết ngày xưa có chị em nào mê cậu ta như điếu đổ không? Hoặc là cậu ta đã từng cảm nắng ai chưa? Tò mò thật đấy.

- Giỏi văn tưởng tượng như vậy sao mày lại không học khối D nhỉ? - Dương quay cái bút trên tay, còn chẳng thèm nhìn sang tôi một cái. Cái phong cách khinh người này tôi cũng chẳng còn lạ lẫm gì.

- Giỏi là một chuyện còn thích là một chuyện. - Tôi cũng dùng cái giọng khinh khỉnh đáp lại.

Bản thân tôi cũng gọi có tí năng khiếu văn chương, điểm văn lúc nào cũng từ 8 trở lên. Nhưng tôi lại chẳng yêu thích môn Văn, đúng hơn thì tôi không muốn chép mòn tay mười trắng giấy rồi phải nhét hết đống chữ đấy vào đầu một cách máy móc. Vậy nên tôi quyết định chọn khối A1 để học Toán, Lý, Anh thay vì Toán, Văn, Anh.

Còn vì sao tôi không chọn Toán, Lý, Hoá thì là vì tôi sợ Hoá. Điểm Hoá giữ được ở mức khá là may lắm rồi.

Tiết học vẫn diễn ra một cách chậm chạp, mãi đến giờ ra chơi, tôi mới nhấc mông ra khỏi chỗ. Sáng nay tôi không ăn sáng ở nhà nên bây giờ phải chạy xuống căng tin kiếm cái gì đó lót dạ chứ không thể để cái bụng đói này chinh chiến bốn tiết học còn lại được.

Tôi thì thi thoảng mới xuống căng tin, thứ nhất là lười, thứ hai là ngại cái cảnh chen chúc.

Đứng chờ một lúc lâu, tôi mới mua được một chiếc bánh bao. Định lấy thêm cả hộp sữa Milo uống cho cao mà mặt hàng này hot quá nên hết sạch rồi. Thế là tôi đành ngậm ngùi cầm chiếc bánh bao đi ra ngoài.

Căng tin ở gần sân bóng, tầm này thì không có ai đi đá bóng nên tôi đem bánh ra gần đó ngồi ăn vì trường tôi có quy định không cho mang đồ ăn lên lớp học. Thật ra thì vẫn đầy người lách luật đấy thôi nhưng là một người con ngoan trò giỏi, tôi nghĩ nên tuân thủ quy định.

Vừa cắn được miếng bánh bao thì một hộp sữa Milo được đưa ra trước mặt tôi. Tôi ngước mắt lên nhìn thì hoá ra là Nguyễn Hữu Đăng Khoa.

- Cho em này!

- Sao lại cho em? - Tôi ngơ ngác hỏi lại. Tự dưng tặng tôi hộp sữa thế này tôi hơi bị ngại ấy. 

- Cho em uống để chóng cao. - Anh dúi vào tay tôi, cười một cái dịu dàng rồi ngồi xuống bên cạnh. - Vết thương sao rồi?

- Cũng sắp lành rồi ạ.

Tôi giơ tay ra cho anh xem minh chứng. Những vết trầy hôm qua đã đóng vẩy, một số chỗ xước nhẹ thì mờ hẳn đi rồi. Nói chung chân tay tôi cứ xây xát liên tục cũng thành quen ấy mà. Bôi thuốc vài ba hôm là lành lặn ngay. Không có gì đáng lo hết.

- Vậy là tốt rồi. Lần sau đi đứng chú ý một chút, đừng để bị thương như này nữa nhé!

Anh vẫn giữ dáng vẻ dịu dàng như cơn gió mùa thu mà nhìn tôi khiến tôi thoáng đỏ mặt, không còn dám nhìn thẳng vào anh nữa. Bỗng dưng được hỏi han ân cần thế này tôi lại không quen. Có lẽ là do tôi đã quen với vẻ bất cần mỗi khi nói chuyện với Dương rồi chăng?

- Vâng. Cũng nhờ có thuốc của anh mà vết thương mới chóng lành như vậy. - Tôi cười hì hì, đưa tay gãi đầu cảm kích. Nhớ những vụ ngã xe khác người ta đều quay ra mắng tôi vì cái tội đi đứng không nhìn trước nhìn sau. Còn anh là người đầu tiên tôi đụng trúng mà hớt ha hớt hải chạy đi mua thuốc rồi quan tâm tôi đủ thứ. Bỗng dưng thấy ấm lòng ghê gớm.

- Hôm đấy anh còn lo trong lúc đi mua thuốc em ở đấy khóc nhè cơ. - Anh bật cười lớn trêu chọc tôi khiến tôi suýt nghẹn miếng bánh bao trong cổ họng.

Thực ra thì khi ngã tôi không cảm thấy đau mà chỉ cảm thấy nhục thôi. Xấu hổ mà không giấu mặt đi đâu được.

- Em không mít ướt thế đâu. Ba cái cú ngã nhằm nhò gì!

Phải nói từ nhỏ, tôi đã ngã như đập đất rồi. Không giống như những đứa trẻ khác, khi bị va chạm hay bị ngã, dù là nhẹ thôi cũng oà khóc làm nũng với người thân. Còn tôi thì khác, tôi ngã nhưng chẳng cần ai đỡ cũng tự biết đứng lên mà nô đùa tiếp, như chẳng có chuyện gì xảy ra. Bà cũng hỏi tôi sao ngã mà không khóc, tôi cũng chỉ vỗ ngực cười giòn tan: chẳng đau xíu nào bà ạ!

Lúc đấy tôi thấy mình người lớn lắm, ai mà thèm khóc nhè như tụi con nít.

- Vậy thì lần sau không được ngã nữa, biết chưa?

- Đã rõ!

Đi dưới những vì sao Место, где живут истории. Откройте их для себя