Chương 6

2.2K 240 24
                                    

Chương 6: Du Viên Kinh Mộng 6

Đoạn Dịch lưu loát đá văng ba cửa phòng, nhìn cách bày trí trong phòng liền hiểu có tác dụng gì.

Phòng đầu tiên họ vào hiển nhiên là phòng ngủ, cạnh phòng ngủ là phòng luyện tập diễn xướng.

Căn phòng này vô cùng trống trải, có hai mặt tường gắn gương. Chẳng qua hiện tại cả hai mặt gương đều bị đập bể, mảnh gương vỡ rơi đầy đất. Dọc tường còn lắp giá đỡ, dùng để bám tay vào hoặc ép chân.

Đối diện phòng ngủ là phòng chứa dụng cụ diễn như đao thương kiếm kích, cùng trang phục hát tuồng. Trên giá treo đồ có rất nhiều chỗ trống. Không khó liên tưởng, đống quần áo rơi rớt đầy trong phòng ngủ là từ đâu ra.

Cuối cùng là phòng sách, trước mắt đây có thể là nơi tiết lộ nhiều thông tin nhất.

Bên trong phòng sách khá sạch sẽ, trên bàn sách trưng bày một số ảnh chụp, vẫn là ảnh chụp chung của đôi nam nữ.

Trên kệ sách bày biện phần lớn sách vở liên quan đến hí khúc, lịch sử phát triển Côn khúc, phục sức*,... cùng rất nhiều kịch bản diễn, chủ yếu là Côn khúc**.

*Quần áo mặc và đồ trang sức

**Côn khúc hay Côn kịch / Tuồng Côn Sơn: Là một thể loại hí kịch của tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Đây là một trong những loại hình hí kịch cổ nhất của nghệ thuật ca kịch Trung Quốc, ra đời vào khoảng cuối thế kỉ XIV (khoảng cuối thời nhà Nguyên, đầu thời nhà Minh). Côn kịch là loại hình nghệ thuật đầu tiên của Trung Quốc được UNESCO đưa vào danh sách Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại. (Đọc thêm tại: https://vi.wikipedia.org/wiki/Côn_khúc)

Ngoài ra trên kệ sách còn có hai tầng chuyên dùng để sưu tầm báo chí.

Các bài báo đưa tin rất nhiều về cặp con hát, nhờ vậy Đoạn Dịch cuối cùng cũng biết tên của họ.

Nam con hát tên Chu Chấn An, nữ con hát tên Sở Thanh. Hai người đều thuộc thế hệ danh linh, bọn họ đã kết hôn, được ca gợi là nhân duyên trời cho. Khi bọn họ kết hôn, báo chí đưa tin về câu chuyện tình yêu của họ suốt hai ngày.

Tòa nhà lâm viên tên Mộng Viên, là nơi hai người ở sau khi kết hôn.

Đọc tiếp các tờ báo theo thời gian, suy đoán của đám Đoạn Dịch cũng được nhắc đến: Nữ con hát tên Sở Thanh quả nhiên đã chết.

Báo chí lên bài chi tiết về tai nạn của Sở Thanh.

Một ngày nọ sau khi diễn xong, cô uống một ly trà, khiến dây thanh quản bị hỏng. Không biết là ai ghen ghét tài hoa của cô, hạ độc vào trong trà. Sở Thanh mê diễn như mạng, biết mình không thể hát tuồng nữa, cả ngày buồn bực không vui, tinh thần dần dần uể oải.

Vì để Sở Thanh vui vẻ, Chu Chấn An đặc biệt tìm thầy dạy nói tiếng bụng*. Hắn khuyên Sở Thanh: "Ta có thể nói tiếng bụng để giúp em diễn kịch. Chúng ta vẫn có thể cùng nhau lên đài diễn xuất, thực hiện vở Mẫu đơn đình như cũ."

Nói tiếng bụng (tiếng Anh: ventriloquism hay ventriloquy) là một môn nghệ thuật sân khấu mà người nghệ sĩ cố gắng phát ngôn sao cho khuôn miệng càng ít cử động càng tốt, khiến cho khán giả có cảm giác như âm thanh của họ là do một người khác tạo ra. Người biểu diễn thường sẽ mang kèm một con rối đạo cụ, khi nói, họ đồng thời điều khiển cơ thể con rối (miệng, tay chân), tạo cảm giác như chính nó đang nói chuyện.

[Edit - Hoàn] Nhà Tiên Tri Được ChọnWhere stories live. Discover now