CHƯƠNG 57: Hoàng Y Ký (13)

157 18 0
                                    

[Gặp nạn trên đường]

Một hí lâu náo nhiệt nhất thành Thiên Lương đột nhiên biến mất giữa ban ngày ban mặt mà chỉ để lại mặt đất một cái hố sâu có hình dạng như cái bát. Hai ngày nay, từ đầu đường đến cuối ngõ đều bàn tán xôn xao về kỳ án này. Nghe bảo là những ai, người nào đến hí lâu xem hát đều bị bốc hơi chung cùng với các kép hát và đám tiểu nhị, tổng gần đến cả trăm người. Quan binh cũng đã dẫn đội binh lính đến dàn bao quanh hố sâu hòng không để dân chúng tụ tập gần đó đến gần nó.

Nhưng ngay cả quan phủ cũng đành bó tay vì điều tra không ra được manh mối nào. Thứ duy nhất bọn họ có thể tìm ra được chính là một tí chất nhầy màu vàng kì lạ trộn lẫn với lớp đất ở dưới đáy hố. Trông chúng khá giống nước mũi hoặc chất tiết ra từ mình con ốc sên.

Rồi bẵng đi một ngày sau đó, những người biến mất ở hí lâu mới nối tiếp nhau trở về nhà. Có vài người bị bầm và xây xát nhẹ ngoài da nhưng tất cả mọi người đều hoàn toàn không nhớ rõ trong hai ngày vừa qua đã xảy ra chuyện thế nào.

Ngoại trừ ba người nọ......

Trọng Lục ôm giỏ rau đứng trước thềm một hí lâu đang đóng cửa khác và híp mắt đọc bảng dán ở bên ngoài hí lâu ấy.

Tuồng kịch cuối cùng được xướng chính là "Hoàng Y Ký".

Thời gian biểu diễn là cùng một ngày với hí lâu Thái Hoà nhưng lại được bắt đầu hát vào lúc chạng vạng và buổi tối.

Trong thời gian bọn họ bị Trang Thừa giữ chân, Hoàng Y Ký đã được khai mở ở hí lâu Tam Gia khác trong thành. Bảng được dán khoảng hai ngày trước buổi diễn, nghĩa là khi đó Trọng Lục và chưởng quầy vẫn còn đang bị nhốt trong mộng ảo của Hoè Thụ.

Sau khi công diễn vở Hoàng Y Ký, hí lâu Tam Gia này không hẹn mà thình lình đóng cửa; tất cả các đoàn kịch từng diễn vở này cũng đồng loạt đóng cửa từ chối tiếp khách.

Đến nỗi Trọng Lục phải canh những lúc có mấy đoàn hát diễn tập để... đến đấy tìm tin tức. Quả nhiên không thấy mấy gánh hát đã hát qua vở Hoàng Y Ký đâu, vì thế gã đành phải sang hỏi thăm các đoàn lê viên(1) khác.

(1) Lê viên: Tên gọi mà thời xưa người dân hay dùng cho các rạp ca tuồng hay gánh hát. Bắt đầu từ giai thoại của Đường Minh Hoàng (Đường Huyền Tông Lí Long Cơ) khi ông dùng vườn lê ở vườn thượng uyển để làm nơi diễn tập, ca hát của các diễn viên tuồng.

Trong gánh hát đang ở nhờ tạm tại miếu Thành Hoàng nơi tây thành có một chàng trai trẻ tuổi kiêm vai võ sinh, anh ta quen biết một lão sinh đã hát Hoàng Y Ký ngày hôm kia. Anh ta nói cho Trọng Lục biết vào ba ngày trước buổi diễn ấy, người lão sinh kia còn kể lể với anh ta rằng mình vừa nhận được một tập hí bản mới mà ngay ba ngày sau đã phải diễn, hắn còn oán thán có khi đến lúc đó còn chưa kịp thuộc lời.

Nhưng sau đấy lúc người võ sinh này tìm tới vị lão sinh kia để uống rượu thì tình trạng của người lão sinh ấy không mấy ổn cũng như luôn trong trạng thái thất thần. Hỏi hắn thử xem đã sắp xếp diễn vở kịch mới thế nào thì hắn bảo không cần phải an bài gì cả, chỉ cần xem qua một lần kịch bản kia đã biết phải diễn kiểu gì.

[ĐM - Edit] Chuyện Lạ Ở Quán Trọ Hoè An - Liên Hề Liên Hềحيث تعيش القصص. اكتشف الآن