Hồi I: Đông có Khải Minh, Tây có Trường Canh*

11.2K 486 63
                                    

(*): Trích 'Kinh Thi' - Đông có Khải Minh, Tây có Trường Canh, ý rằng Phía Đông có Sao Mai, phía Tây có Sao Hôm, ám chỉ sự đối lập giữa rạng đông và chiều tà.

CHƯƠNG 1: CÔ TÔ

Kim Lăng Nhan thị căn cơ vững chắc,
thế gia vọng tộc, quan bái cửu khanh



Đêm, đêm thâu.

Tuyết, tuyết lớn.

Đèn Khổng Minh bay lên không trung, nom như hạt đậu giữa nền trời.

Tuyết lớn sắp tới, Kỳ Lân chỉ vàng trên nền giấy dầu lập lòe trước ánh nến, đi mây về gió, giương nanh múa vuốt, nhưng chỉ trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, ngay sau đó dần bị gió tuyết vùi lấp, bẻ gãy sống lưng, không còn sự sống.

Dù sao, cũng đã bay xa.

Trong cung uyển, nữ tử trường thân ngọc lập[1], ánh mắt gắt gao dõi theo đèn Khổng Minh, cho đến khi đèn đã khuất khỏi tầm mắt, lúc ấy mới không nhanh không chậm rũ mắt liễm mi. Dưới tấm áo choàng lông chồn một màu trắng tuyết, tay phải vẫn còn đang nắm chặt một mồi lửa, ánh lửa chập chờn yếu ớt. Đầu ngón tay nàng chạm vào, lại chỉ thấy lạnh lẽo thấu xương.

[1]: Sau này bị biến đổi dùng để tả nam tử, nhưng ở đây dùng nghĩa gốc, ý là để chỉ dáng người của nữ tử thon gầy, mảnh mai.

Tuyết đọng Nguyệt Lượng môn, có cung nga đi tới. Bước chân nhẹ nhàng đặt trên nền tuyết, mi tâm nhíu lại, hẳn là có chuyện cấp bách. Đến khi tới gần nữ tử kia, thần sắc nàng dịu xuống, như thể cuối cùng đã tìm được nơi đặt chân an ổn: "Điện hạ, Trương Hiển Chiêu quả đúng là người Tả Tướng đại nhân đã tiến cử với Bệ hạ, sáng sớm hôm trước đã lặng lẽ nhập kinh."

Năm ấy, Tấn triều, Tái Hữu năm thứ Mười ba. Tái Hữu đế đăng cơ năm bốn tuổi, Hoàng thái hậu và các trọng thần được Tiên đế giữ lại gửi gắm cùng nhau nỗ lực ngự thần, phò tá tiểu Hoàng đế. Vì thế, lao lực quá độ, Hoàng thái hậu suy kiệt, triền miên giường bệnh. Năm Tái Hữu đế mười lăm tuổi, bắt đầu tự mình chấp chính, Hoàng thái hậu lúc này giá hạc về tây. Theo lời của cung nhân lớn tuổi, khi Hoàng thái hậu nhắm mắt tạ thế trong lòng đã không còn vương vấn, chẳng có ăn năn. Lại không ngờ rằng nàng thông tuệ một đời mà hồ đồ nhất thời, sắp xếp định đoạt cho nhi tử một mối hôn sự vì lợi ích của dòng dõi tôn thất, kết quả lại thành một vở kịch không có hồi kết.

Tổ tiên của Kim Lăng Nhan thị năm ấy, vào đời Thành Tổ[3], thi đâu đậu đó, quan bái cửu khanh. Vốn là vì chính biến cửu long đoạt đích năm Đinh Dậu mà bất mãn với triều đình, quy ẩn không màng đến quan trường, sau lại vì có Nguyên Sóc đế mà lần nữa xuất sĩ làm quan, cho tới nay đã qua hơn hai trăm năm, Kim Lăng Nhan thị dòng dõi cao quý, căn cơ vững chắc.

[3]: Đời Thành Tổ triều Tấn, bối cảnh và sự kiện này nằm trong phần trước, tức 'Quy Tự Dao'.

Trước kia Tiên đế gửi gắm vài vị trọng thần, trong đó có Trưởng tộc Nhan thị, Nhan Hoài Tín. Hoàng thái hậu biết dưới gối hắn có chính nữ, tuổi tác xấp xỉ với Tái Hữu đế, tri thư đạt lễ, dịu dàng hiền hậu, lại xuất thân thế gia vọng tộc, vậy là định sẵn cung vị. Nhan Hoài Tín trợ lực Tái Hữu đế bình định Bát Vương chi loạn[4], lại phò tá Hoàng đế tới cả khi Hoàng đế tự mình chấp chính triều cương.

[BH] [EDIT HOÀN] LƯỠNG ĐÔ KÝ SỰ - LỤC NGỘWhere stories live. Discover now