CHƯƠNG 48: XUÂN PHÂN

95 14 4
                                    

Nhờ phúc của Tuế Tuế Bình An, những tài sản và văn vật chôn giấu trong địa cung đến nay chưa được khai quật cuối cùng cũng được phát hiện, bởi vì môi trường bên trong vẫn luôn rất tốt, mà cũng chẳng có bất kỳ khí thể có hại nào sinh thành, thế nên việc điều tra và kiểm kê sau đó hầu như cũng không xảy ra khó khăn gì. Sau khi chuyên gia bên phía viện bảo tàng nhận được tin tức thì cấp tốc đóng viện rồi tiến vào trong đó, La Gia nhận được tin này trước nhất cũng mừng rỡ như điên, mà trước khi hừng đông, Tiêu Nam Chúc cực khổ cả đêm mới lấy đi long cốt chỉ còn mỗi bộ xương và da cùng với chiếc hộp gỗ đào dưới thân Hắc Long.

Kể ra thì mấy thứ này cũng được xem là văn vật, theo lý mà nói thì Tiêu Nam Chúc không nên lấy đi, nhưng để thi thể Hắc Long lại cho phía chính phủ phát hiện hiển nhiên cũng không phải chuyện tốt, cho nên vì để không gặp rắc rối sau này, anh chỉ có thể tự mình tốn không ít công phu mới thu dọn xong bộ hài cốt cực đại trong đống vàng kia một cách sạch sẽ. Có điều rồng vốn là một loại tồn tại không kém gì thần linh, cho dù hiện giờ đã lìa đời, nhưng sừng rồng, da rồng trên người nó vẫn đều là bảo vật vô giá. Bởi vì là đồ đằng trong tín ngưỡng của dân tộc Hoa Hạ, nên thực ra loài rồng đại diện cho rất nhiều ý nghĩa ở cấp độ sâu về phúc trạch và cát tường trong văn hóa truyền thống. Thời khắc này Tiêu Nam Chúc cũng không nghĩ quá nhiều, anh chỉ bảo Hoa Triêu mang toàn bộ long cốt về trong niên lịch trước khi tan làm, sau đó sẽ lên kế hoạch khác. Về phần chiếc hộp gỗ đào bị anh phát hiện ngoài ý muốn kia, kỳ thực Tiêu Nam Chúc cũng không mấy chắc chắn đây là đồ vật của triều đại nào.

Nhìn mức độ mục nát của chiếc hộp, hình như cách thời điểm hiện tại cũng không phải gần, quyển sách cũ bên trong có vẻ đang trên đà phong hóa nên Tiêu Nam Chúc cũng không dám lấy tay đụng bậy. Có điều nếu hộp gỗ đào kia đã có thể được Hắc Long trông giữ, vậy thì chắc chắn bản thân nó cũng trân quý vô cùng. Nhưng bức họa này một không có chữ ký hai chẳng có niên đại cụ thể, thế nên hoàn toàn không có cách nào suy đoán được năm cụ thể.

Có điều thứ có thể xác định được là, thần minh diệt ma bên trong bức họa chắc chắn là Trừ Tịch hôm kia còn ngủ chung một ổ chăn với anh. Thời điểm tận mắt trông thấy bức Trừ Tịch diệt ma đồ xuất hiện trong địa cung tiền triều cất giấu vô số bảo vật này, xuất phát từ một chút tư tâm, cuối cùng Tiêu Nam Chúc vẫn nhịn không được mà lấy nó đi.

Họa sĩ thời cổ vẽ tranh nếu không phải hoa cỏ sâu cá chim muông, chân dung nhân vật thì phần lớn là tranh mỹ nữ, chân dung đế vương và các loại truyền thuyết thần thoại. Cũng như tranh được cất giấu nhiều nhất trong viện bảo tàng thành phố B chính là chân dung của đế vương và phi tần qua các triều đại, những bức họa này đều do họa sĩ cung đình vẽ nên, thế nên mặc dù có chút hư hao trong thời kỳ chiến tranh, nhưng đại đa số đến nay vẫn được bảo tồn hoàn hảo trong các viện bảo tàng lớn nhằm tạo điều kiện cho người đời sau nghiên cứu. Bây giờ bức họa miêu tả Trừ Tịch diệt ma đêm tháng Giêng xuất hiện trong địa cung, từ phương diện nào đó lại có vẻ hơi kỳ quái.

Dẫu sao trừ phi là bảo vật trân quý đến mức hoàn toàn không muốn để người khác cuỗm mất, nếu không các cung nhân tiền triều cũng chẳng cần phải để Hắc Long đích thân trông giữ bức họa cùng với chiếc hộp này mới yên tâm. Hơn nữa trong nháy mắt nhìn thấy bức họa nọ, Tiêu Nam Chúc cũng nhận ra mấy con chữ nhỏ trên đó căn bản không thuộc về hệ thống văn tự truyền thống. Khi anh đưa bức họa cho Hoa Triêu xem, vẻ mặt y vô cùng nghi hoặc, trực tiếp lắc đầu trả lời.

[Edit] Hoàng Lịch SưWhere stories live. Discover now