{ 12.1 } VU SƠN DẠ VŨ

75 10 3
                                    

Buổi tối sau trận đại thắng đầu tiên, các hiệp sĩ trú vào miếu Nhị Vương trong núi nghỉ ngơi. Từ giữa trưa, họ đã không hề hớp được bao nhiêu ngụm nước, bấy giờ đói khát dâng trào, các phái quây quần ở vị trí riêng của mình, tự nhóm lửa nấu cơm. Cái Bang thì vẫn gìn giữ truyền thống, bưng bát đi xin từng nhà, hễ nhà này một ít, nhà kia một tẹo, và bằng sự hào phóng của mọi người, bữa ăn càng thịnh soạn hơn bất kỳ ai.

Phái Nga Mi bên này ngoại trừ bị Cái Bang ăn chực còn có thêm Triệu Mẫn. Đương nhiên, để ăn mày và thân phận quận chúa được tách biệt thì Triệu Mẫn ngồi với thế nghênh ngang hơn gấp bội.

Cũng không phải nàng thật lòng muốn thân cận với Nga Mi, chả qua vì đồ ăn bên này quá thơm, gia vị xào dưới lửa lớn tỏa mùi phưng phức, dụ dỗ cơn thèm thuồng của nàng mãnh liệt. Nhìn lại đám đại hán Mông Cổ nhà mình, suốt ngày chỉ biết lấy miếng phô mai cứng ngắc nhắm rượu, mất hết cả hứng. Lần này vì Nga Mi lao tâm khổ tứ, sang đây hưởng lộc cũng là hợp lẽ.

Phái Nga Mi thấy Triệu Mẫn thản nhiên chen vào mà không khỏi sững sờ, từng người một buông đũa, Tĩnh Huyền đang húp canh đã suýt nữa bỏng lưỡi. Ai ai cũng trố mắt nhìn nhau, rồi cuối cùng đổ dồn lên Chu Chỉ Nhược.

"Quận chúa nương nương thật là gần gũi nhân dân, cũng học đi ăn cơm mọi nhà" - Chu Chỉ Nhược lên tiếng với nét mặt vô cảm.

Nào dè Triệu Mẫn vênh vang đáp trả - "Cơm nhà khác không hợp khẩu vị, chỉ muốn ăn cơm Nga Mi nhà ngươi. Chu chưởng môn có cho hay không?".

"Gạo của Nga Mi bọn ta đúng là nấu mềm hơn [1]" - Chu Chỉ Nhược quay sang chúng đệ tử đối diện - "Ăn tiếp đi, bất quá là thêm đôi đũa thôi, Nga Mi chúng ta đâu đến mức kẹt xỉ thế".

[1] Trong tiếng Trung, từ 吃软饭 (ăn cơm mềm) có nghĩa bóng là chỉ đàn ông ăn bám phụ nữ hoặc lợi dụng phụ nữ để sống. Cho nên chưởng môn đang khịa quận chúa đi xin ăn của Nga Mi là ăn bám Nga Mi, bị Nga Mi bao nuôi =))) 

Món ngon trước mắt, Triệu Mẫn chả buồn tranh cãi thêm nữa, mà rủa thầm thì có: Cái này còn không kẹt xỉ? Cô ta không phát biểu kiểu đấy thì ta nếm thử cho biết, còn nếu đã nói vậy thì càng phải một ngày ba bữa, ngày ngày đều tới ké miếng cơm, ngày ngày đều diễn vở 'tam khí Chu Lang' [2], sớm muộn cũng có người thành con ma đoản mệnh. 

[2] Chu Lang là cách gọi khác của Chu Du. Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Chu Du ba lần bày mưu nhưng đều bị Gia Cát Lượng đoán biết mà phá hỏng, cũng là ba lần chọc tức Chu Du. Chu Du vì tức quá mà hộc máu chết, trước khi chết còn ngửa mặt lên trời, than - "Trời đã sinh Du, sao còn sinh Lượng". Từ đó mà có cụm từ 'tam khí Chu Du' (tam: 3 lần; khí: chọc tức). Nhưng tác giả đổi thành 'tam khí Chu Lang' là có dụng ý, vì thời cổ đại gọi chồng là 'lang quân', cho nên 'Chu lang' là ai thì hiểu rồi đó. Tác giả đỉnh phết =)))

"A! Có đậu phụ nữa nè!" - Triệu Mẫn nhòm vào nồi lớn, reo lên hào hứng.

"Dọc đường xin của dân, mùi rất hăng. Đồ dân dã, ngươi không chê là được" - Chu Chỉ Nhược nói.

"Ta thấy nấu lên rất thơm, đâu thua kém gì tửu lâu của Đại Đô".

Thế là chưa kịp cắn xuống mấy miếng, Triệu Mẫn bỗng thấy miệng tê rần, lật đật buông bát đũa tìm nước uống. Uống xong, nàng lấy hơi oán trách - "Cái gì đây! Các ngươi đổ nước cay [3] vào đây sao?".

Mẫn Nhược • Kiếm phi vạn nhân địchOpowieści tętniące życiem. Odkryj je teraz