Chương 565: Thương lôi (3)

286 3 0
                                    

Gió đêm mát rượi, từ vị trí cao của Phàn Lâu có thể nhìn thấy những ngọn đèn ánh sáng rực rỡ của non nửa thành Biện Lương, ánh đèn của từng tòa đình viện, từng con đường và những con thuyền trên sông hắt ánh sáng vàng ấm áp lên bầu trời đêm. Tiếng nhạc thỉnh thoảng truyền đến là những câu hát mềm mại như "Do ký hồng thuyền kính, nhật nhật tái yên hoa" của các ca nữ Phàn Lâu đang biểu diễn.

Trong phòng ngọn đèn sáng rực, màn tơ nhẹ lay, Tống Vĩnh Bình đang nâng chén rượu lên đối ẩm với Ninh Nghị. Trong phòng còn có hai nữ tử, người bên cạnh Ninh Nghị là Sư Sư, còn người bên cạnh Tống Vĩnh Bình là một nữ tử tên Cận Như Yên, trẻ hơn Sư Sư rất nhiều, là tài nữ đang nổi của Phàn Lâu. Năm ngoái lúc Tống Vĩnh Bình ở kinh thành hai người đã từng quen biết, lúc đó hai người cũng gọi nàng ta đến phụng bồi.

Vốn xuất thân nhà quan, lại thi đỗ khi còn trẻ, sau đó lại được bổ nhiệm làm tri huyện, Tống Vĩnh Bình lúc này có thể coi là thiếu niên đắc chí, ý chí hăng hái. Lần này cũng là Tri châu địa phương chuẩn bị đầy đủ một loạt cống phẩm để Tống Vĩnh Bình thượng kinh trình lên nhưng trong thâm tâm là coi trọng những mối quan hệ của Tống Vĩnh Bình trong kinh nên mới nhờ anh ta thượng kinh làm chút chuyện, cũng coi như vừa nhẹ nhàng vừa nở mày nở mặt. Nhân sinh suôn sẻ như vậy, trong lời nói của người trẻ tuổi cũng có vẻ phóng khoáng hơn trong việc chỉ điểm giang sơn. Sau khi tạ ơn sự giúp đỡ của Ninh Nghị ở kinh thành, thuận miệng nói chút chuyện văn thơ thì anh ta cũng nói một số suy nghĩ về Trúc Ký.

- Tiểu đệ đã đọc qua lịch sử, từ xưa đến nay, đơn thuần kinh doanh thương sự luôn khó mà lâu dài được. Trong nhà tiểu đệ cũng làm ăn nhỏ nhưng cũng chỉ đến thế, đủ dùng là được. Đương nhiên tỷ phu ở Biện Lương này chắc chắn là hiểu được chuyện này, những suy nghĩ về Trúc Ký cũng chắc chắn là chu đáo cẩn thận hơn Vĩnh Bình nhiều. Ví dụ như trong một năm nay, tiểu đệ vô cùng tán đồng chuyện Trúc Ký thuyết thư, đến quân doanh tuyên dương lòng hiệp nghĩa võ dũng, chỉ có điều có phải tuyên dương việc này trong dân hay không, nghe nói những lời nghị luận bên ngoài có hơi lớn, phàm là người làm việc thì phải từ từ

Đối với Ninh Nghị thì Tống Vĩnh Bình cũng không có ác ý. Từ ý nghĩa nào đó, những lời nói của anh ta cũng là những lời xuất phát từ tận đáy lòng. Trúc Ký phát triển quá nhanh sẽ khiến các văn nhân cảnh giác, cũng sẽ khiến các thương nhân cảnh giác. Tống Vĩnh Bình kế thừa triết học làm quan gia truyền, cũng đang khuyên Ninh Nghị trước tiên cứ củng cố vững chắc cơ sở ở kinh thành đã rồi mở rộng sau.

Đương nhiên trong đó cũng có những lời anh ta không thể nói, ví dụ như bên Tống Vĩnh Bình, Ninh Nghị là "tây tịch" Tướng phủ, cho dù danh khí có lớn đến đâu thì cũng không phải là quan. Theo y thì nguyên nhân cơ bản là do thân phận ở rể Tô gia của Ninh Nghị, mà Tô Đàn Nhi là biểu tỷ của anh ta, nói theo đạo quân tử thì anh ta không thể nói bất cứ lời nào để Ninh Nghị dứt bỏ cái thân phận này. Những lời khuyên nhủ này bắt đầu từ thuyết thư, đến phản ứng của văn nhân, sau đó lại đến thương nhân, quan viên thì logic vẫn rõ rành rành ra đấy. Đây cũng là thứ mà người trẻ tuổi cảm thấy kiêu ngạo trong lòng, Ninh Nghị lắng nghe chăm chú, thỉnh thoảng lại gật đầu, cũng bình luận mấy câu với Tống Vĩnh Bình, khen ngợi sự uyên bác của anh ta. 

Chuế TếWhere stories live. Discover now