Chương 592: Ngưng đông tuyết hải sinh tử cự luân (1)

256 7 1
                                    

Mùa đông.

Mưa rơi, từng giọt từng giọt, biến đường phố vốn hỗn độn thành ngõ nhỏ lầy lội bùn. Khi xe ngựa chậm rãi đi trên đường, Sư Sư vén rèm lên, thấy hai bên đường phố không có mấy không khí bán hàng, chủ tiệm và số ít khách khứa đứng ở cạnh cửa nhìn về một phía của thành phố. Có mấy đứa bé cầm gậy gỗ, rầm rầm chạy trong mưa, chạy đến đầu kia đường liền cũng đứng lại, nhìn về phía bắc. Trong đó có một đứa bé nắm tay vung lên hô:

- Giết sạch Kim cẩu! Giết sạch Kim cẩu!

Âm thanh của chiến tranh đang loáng thoáng truyền tới từ bên kia.

Thành Biện Lương cực kỳ to lớn, là thành thị có hơn trăm vạn người sinh sống, hai đầu nam bắc khó khi nào gặp được nhau. Âm thanh của chiến tranh vượt qua tường thành rồi sau đó khuếch tán như gợn sóng vào trong thành. Khi tới nơi xa xa thì thanh âm cũng phai nhạt dần. Nhưng mấy ngày này, người dân trong thành đều đã có thể hiểu rõ ý nghĩa của âm thanh đó.

Kể từ sau ngày 24 tháng 9, khi Tây Quân tập kích doanh bị thảm bại, kỵ binh của Hoàn Nhan Tông Vọng ra hết, đánh tan hơn mười vạn đại quân ở vùng quê ngoại thành Biện Lương. Đối với cư dân Biện Lương mà nói, tin tức này đem đến cho bọn họ cảm giác gần như tuyệt vọng. Nhưng cũng chính bởi vậy đã khơi nên cảm giác nguy cơ to lớn. Ngay hôm sau khi Tây Quân bại trận, học sinh của trường Thái học và cư dân trong thành đã đi tới bên ngoài Hoàng thành để thỉnh nguyện, yêu cầu triều đình trọng dụng đám người Lý Cương, Chủng Sư Đạo, thanh trừ gian nịnh. Học sinh Thái học Trần Đông thậm chí còn xếp đám người Thái Kinh, Đồng Quán vào danh sách "lục tặc", yêu cầu triều đình xử trí. 

Sau khi sự kiện này phát sinh, triều đình đã tiếp nhận một phần ý kiến của cấp dưới, đồng thời thăng quan cho Chủng Sư Đạo, mệnh lệnh cho ông ta phụ trợ Lý Cương, tổ chức chiến trận thủ thành Biện Lương. Sau khi Chủng Sư Đạo ngồi xe ngựa, xuất hiện trước mắt mọi người ở ngoài Hoàng thành, đám người thỉnh nguyện đó mới chịu bằng lòng tản đi. Từ đó về sau, đám người Lý Cương phát động tuyên truyền trong thành, hơn mười vạn người trong thành Biện Lương cũng hưởng ứng, tỏ vẻ nguyện ý cộng đồng chiến đấu một trận bảo vệ thành phố, muốn cùng tồn vong với Biện Lương. Từ đó cao thấp một lòng, thanh thế đập nồi dìm thuyền (1), không có ý kiến thứ hai.

Dưới thanh thế như vậy, phải chủ hòa không còn phát ra bất cứ thanh âm gì được nữa. Sứ giả Kim quốc là Vương Nhuế đã chết trong đêm bạo loạn đó, triều đình lại cố hết sức đi tuyên truyền sự tàn bạo của người Nữ Chân, sau khi phá thành, khó có thể có gì tốt đẹp. Từ đó về sau, mấy lần người Nữ Chân công thành đều gặp phải cư dân trong thành tích cực gia nhập chiến đấu, đã bảo vệ chặt chẽ được cho tường thành được hơn một tháng.

Trong quá trình này, giá hàng bên trong thành cũng đã bắt đầu tăng.

Đầu tiên tăng giá đương nhiên là giá lương thực, giá thực phẩm. Trong thành Biện Lương luôn luôn đầy đủ vật tư, giá cả ổn định, đại bộ phận mọi người đều không dự đoán được trước rằng người Nữ Chân lại bỗng nhiên đánh tới như vậy. Trước khi thành bị vây, mặc dù có rất nhiều lương thực được vận chuyển vào nhưng vào đầu tiên vẫn là lương thực của triều đình. Lý Cương và đám quan lớn của triều đình đã không chỉ dùng đại nghĩa để kích động nhân dân thủ thành mà cũng đồng thời cung cấp thực phẩm và vật tư cho những người tham gia. Cũng bởi vì nguyên nhân này nên thượng tầng cũng không áp dụng chính sách bình ổn giá hàng. Một số người trẻ tuổi, khỏe mạnh có thể tham gia đội dự bị thủ thành, có thể tham gia chế tạo cây lăn và những vật phẩm thủ thành. Nhưng trong quá trình này, đại bộ phận mọi người vẫn sẽ bị chia làm dăm bảy loại. Với tình huống như vậy, một bộ phận rất nhỏ người trong thành vẫn bị gặp phải tình hình nguy hiểm cho kế sinh nhai.

Chuế TếNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ