2.5

3.3K 138 21
                                    

Tôi đã tận mắt chứng kiến sức mạnh của con ma đó.

Chỉ với vài câu ca dao là nó đã có thể lấy mạng người từ khoảng cách vạn dặm.

Đây chỉ mới là sức mạnh của nó lúc mới tỉnh dậy, bây giờ nó nổi cơn thịnh nộ, khiến Lương Thần chết một cách đau đớn như thế, không biết tình hình tối nay thế nào.

Những việc khác tôi không giúp được, sau khi vào trại, tôi liền cùng bố mẹ giúp người dân dựng khung xương bò.

Dựng khung xương xong, mọi người mang tế phẩm dâng cho ma xương đặt phí trước, hy vọng chúng nhận tế phẩm rồi sẽ rời đi, đừng ca hát thôi miên nữa.

Khi chúng tôi từ trong núi trở về đã là xế chiều, chuẩn bị xong xuôi, trời đã tối đen như mực.

Mọi người tập trung lại nấu ăn.

Thanh niên trai tráng đồng loạt đứng bên dàn trống, dùng dây thừng cột chân lại để khỏi bị thôi miên rồi đi vào núi khi nghe bài hát đó.

Một khi tiếng hát cất lên, bọn họ lập tức dùng dùi trống bằng xương bò đánh trống.

Người già, trẻ con và phụ nữ tập hợp lại, trói vào nhau, một khi ai đó bị mê hoặc tự ý bỏ đi, người tỉnh táo bên cạnh có thể nhìn ra sự khác thường, tìm cách giúp đối phương tỉnh lại.

Bố tôi đi cùng mấy thanh niên đánh trống, tôi và mẹ vốn định ở cùng phụ nữ và trẻ em, nhưng cụ bà nói chúng tôi có ếch thần phù hộ, sẽ không bị thôi miên, có thể không cần trói lại.

Bà bảo chúng tôi ra đi xem tình hình bên ngoài, nếu có thanh niên nào sau khi bị thôi miên tự ý cởi bỏ dây thừng thì cố gắng nghĩ cách.

Mẹ tôi nghe vậy, sắc mặt trở nên nặng nề.

Hoàn toàn không ngờ việc chúng tôi đến đây lại mang đến hậu quả nghiêm trọng thế!

Khi đèn đuốc sáng lên, xung quanh im ắng, ngay cả tiếng côn trùng ếch kêu cũng không có, gió cũng không.

Không biết qua bao lâu, trong rừng núi có tiếng gió nhẹ xào xạc, cùng với tiếng sột soạt, tất cả từ từ tụ lại và biến thành giọng hát yếu ớt.

Là làn điệu đối đáp qua lại của người Miêu.

Vì khoảng cách quá xa, giọng lại khàn khàn, tạm thời không thể nghe rõ, nhưng mơ hồ vẫn có thể loáng thoáng nghe được mấy từ như "hồn về", "xác vào núi".

Đợi gió thổi qua, âm thanh ấy càng lúc càng rõ ràng, nhưng lần này không phải tiếng hát của một người mà là hợp xướng từ khắp nơi, tiếng ca như muốn bao trùm trại Miêu.

Tiếng hát vừa truyền đến, người đứng trên bục cao nhất lập tức đánh trống, hét lên.

Người Miêu giỏi đánh trống, nhưng tôi không ngờ tiếng trống cùng sự đồng lòng của họ lại vang dội như vậy.

Tiếng trống, tiếng xương bò, tiếng gió, tiếng hát hòa vào nhau vô cùng đồng bộ nhưng lại có sự bi quan thảm thiết.

Theo tiếng trống, giữa rừng núi xung quanh trại Miêu, vô số bóng người như khói xương y hệt thi thể của thím hai trườn tới, bao vây cả trại.

Yêu phu thú thân: Bách vô cấm kỵ - Khát VũWhere stories live. Discover now