7.7

3.5K 96 6
                                    

Tôi và thầy Hứa đưa ba người nhà họ Thái lên xe, lái xe thẳng đến cửa hàng của thầy Hứa đã bố trí trước một ngày.

Theo lời ông ấy, những sợi chỉ quấn quanh nhà kia là tơ lấy từ kén tổ tiên nhà ông ấy làm ra từ lúc đặt nền móng.

Mọi thứ đã được triển khai tối qua, vẫn chưa kích hoạt, sau khi kích hoạt thì chỉ có vào mà không có ra.

Tôi và ông ấy không dám trì hoãn, nhanh chóng kéo ba người kia vào cửa hàng rồi vội đóng cửa lại.

Thầy Hứa lấy múc mấy xô nước từ cái giếng sau cửa hàng tạt lên tất cả các bức tường, sau đó cùng tôi mở khăn trải giường.

Cơn giận điện lắng xuống, đám rắn vảy xanh bắt đầu co rút lại, gia đình họ Thái cũng dần tỉnh dậy.

Thầy Hứa vừa cùng tôi trói bọn họ vào cột đá lớn trong nhà chính bằng gân trư bà long (1) trong truyền thuyết vừa nói cho tôi biết tại sao Bạch Lẫm không hại người nhưng Mặc Nhiễm lại thế.

Khao khát sự sống giống như người ở sa mạc khát nước đói lả.

Chỉ cần vượt qua được thử thách này, con người mới biết giá trị của nước và đồ ăn, sẽ càng trân trọng nó, không dễ lãng phí nước và lương thực.

Thế nên Bạch Lẫm nâng niu và trân trọng cuộc sống!

Còn nỗi sợ hãi phi lý sẽ khiến mọi sinh vật trở nên điên loạn.

Ví dụ như kẻ sợ đói sợ khát sẽ hận không thể chiếm tất cả đồ ăn thức uống làm của riêng của mình, ước những người khác không có, chỉ bản thân có.

Kẻ ấy cũng hy vọng đồ ăn thức uống sẽ dùng không bao giờ hết.

Cũng giống mẹ Thái, nếu muốn được sống, bà ta chỉ cần tiếp nhận điều trị bình thường.

Nhưng bà ta quá sợ chết, chỉ cần nghe nói có thể chữa bệnh giữ mạng, bà ta liền nóng lòng thử tất cả, thậm chí là ăn nhau thai.

Ở trong mắt bà ta, chỉ cần được sống, những sinh mệnh khác đều không quan trọng!

Mặc Nhiễm bây giờ cũng vậy, cô ta được sinh ra từ sợ hãi, nếu trứng không nở, cô ta sẽ sống mãi trong đó.

Mà cô ta đã bước ra rồi, vì sợ chết, e rằng cô ta sẽ làm ra những chuyện không bình thường.

Dùng xác rắn ký sinh trong cơ thể để hút dưỡng khí thật ra ra là hấp thu sinh mệnh.

Nếu cô ta cứ ăn xác rắn, nói không chừng có thể đạt được mục đích trường sinh bất tử.

"Thế tại sao Bạch Lẫm không giết cô ta?"

Làm vậy không phải càng nhanh gọn sao?

Rốt cuộc là vì thực lực không cho phép hay vì còn nguyên nhân nào khác?

Thầy Hứa lắc đầu: "Bọn họ được sinh ra cùng nhau, nếu trực tiếp giết, e rằng Bạch Lẫm cũng chịu ảnh hưởng, nhưng cô hình như mới là mấu chốt trong chuyện này."

Chuyện này liên quan gì đến tôi?

Cho dù tôi do nhà họ Hứa nuôi, là con rắn chờ chết trong mộ rắn mà Bạch Lẫm nói thì cũng chẳng ảnh hưởng tới những sinh vật được sinh ra nhờ linh khí của đất trời đúng không?

Yêu phu thú thân: Bách vô cấm kỵ - Khát VũOnde as histórias ganham vida. Descobre agora