21.5

839 24 2
                                    

Viện dưỡng lão của gia đình chúng tôi mới được thành lập năm sáu năm trước.

Khách hàng đầu tiên chính là bà nội của tôi, bà ấy đã lớn tuổi, một mắt bị mù, cần người chăm sóc nhưng lại muốn ở quê hương không muốn lên thành phố.

Bố mẹ tôi có công việc kinh doanh nhỏ, không thể bỏ bê, nhưng lại rất lo cho bà nội, thế nên anh trai và chị dâu chủ động xin về quê chăm sóc bà nội và mở viện dưỡng lão này.

Người già ở nông thôn không muốn xa quê, có người phải vật lộn bên ngoài để kiếm sống hoặc phụ giúp con cái chăm sóc cháu, có người thì đã lớn tuổi lại sống một mình không thể tự lo cho bản thân.

Vì vậy anh trai đã sắp xếp lại căn nhà căn nhà ngày xưa, hẹn gặp trưởng thôn để thương lượng, phải mất mấy tháng mới giải quyết xong vấn đề giấy tờ.

Lúc đầu, chẳng ai gửi các cụ tới, bởi vì theo quan niệm ngày xưa, đưa người già vào viện dưỡng lão là hành động bất hiếu.

Các ông cụ thì khăng khăng không muốn.

Mấy bà cụ thì sợ người ta nói ra nói vào.

Cuối cùng, anh trai đã cùng trưởng thôn đến một số gia đình thực sự cần giúp đỡ thuyết phục họ tới viện dưỡng lão.

Chị dâu vốn là điều dưỡng, chị ấy đảm nhận nhiệm vụ chăm sóc mọi người, nấu nướng, giặt giũ, dọn dẹp.

Còn anh trai thì quay video, quảng cáo và vận hành viện dưỡng lão.

Từ từ viện dưỡng lão mới được chấp nhận, trong vòng một năm đã có khoảng chục người đến sống, cũng có người đến hỏi thăm viện dưỡng lão có thể làm được gì.

Suy cho cùng người già vẫn thích ở lại quê hương, hơn nữa do người cùng thôn chăm sóc sẽ không bị ngược đãi như lời đồn trên mạng.

Anh tôi chỉ nhận những cụ già trên bảy mươi tuổi. Những cụ ở độ tuổi này thường đã có hơn bốn người con, tất cả đều khoảng bốn mươi năm mươi tuổi, là độ tuổi đã có sự nghiệp riêng, có tài chính vững mạnh, hoàn toàn có thể chi trả chi phí cho viện điều dưỡng.

Chi phí cho một ông cụ một tháng 4.000 tệ, trừ 1.500 tệ tiền ăn uống và 5.00 tệ cho các chi phí khác, chăm sóc mười ông cụ thì một tháng có thể kiếm được 20.000 tệ.

Số người đến viện dưỡng lão càng ngày càng nhiều, bố mẹ tôi cũng phải về quê, xin phép cơ quan có thẩm quyền để xây nên viện dưỡng lão lớn như ngày hôm nay.

Hiện giờ đã có ba mươi hai ngày đăng ký, tết sắp đến rồi, có sáu cụ có con chuẩn bị kết hôn nên đã đi dự tiệc mừng.

Năm trước, anh trai bắt đầu mở chi nhánh ở làng lân cận, nghe đâu có tới hơn bốn mươi khách hàng tiềm năng.

Chưa kể đến các khoản thu vô hình khác.

Ví dụ như nếu gọi thím Lưu đến, khách hàng bắt buộc phải trả thêm tiền.

Hoặc như nếu phải sử dụng thuốc hoặc cần bổ sung thực phẩm chức năng thì cũng phải kiếm tiền.

Doanh thu một năm gần cả 1.000.000 tệ, thậm chí còn nắm quyền quyết định sống chết của người khác.

Mấy cụ già phải nịnh nọt lấy lòng.

Yêu phu thú thân: Bách vô cấm kỵ - Khát VũWhere stories live. Discover now