5.6

3.3K 100 1
                                    

Câu chuyện của bố mẹ tôi có vẻ hợp lý, còn có người làm chứng, nhưng riêng chuyện của bà đồng tôi vẫn có cảm giác bọn họ vẫn chưa nói thật.

Nhưng trời sắp sáng rồi, cây hòe lại bắt đầu kêu xào xạc thi thể treo trên cành cây cũng rung rinh theo.

Hình như có một thứ gì đó đang chạy, tiếng động chiêng từ trong thôn truyền tới.

Mẹ tôi tê liệt vì khóc than, còn bố tôi trông có vẻ nhẹ nhõm sau khi nói ra tất cả, hút điếu thuốc trong sự lo lắng.

Bà Sáu thì ngược lại, không ngừng giục tôi mau khiêng thi thể về.

Tôi nhìn Giang Sơ trần trụi nằm trong hốc cây, chỉ đành ngồi xổm xuống.

Dù thế nào cũng không thể để con bé cứ cuộn tròn mãi trong hốc cây như vậy.

Bọn họ lập tức vội vã đặt thi thể lên lưng tôi, vẫn là lưng tựa lưng, dùng vải trắng quấn lại.

Nhưng lần này là bà cô cầm ô che cho tôi, bà Sáu đỡ mẹ tôi, bảo bố tôi đi trước mở đường.

Thi thể của Giang Sơ không hề nặng, nhưng với mỗi bức chân, gót chân của cô ấy lại đá vào gót chân của tôi.

Bà cô bắt chước bà Sáu, vừa đi vừa niệm: ""Nữ cõng thi thể, một bước ân cừu, hai bước đoạn hồng trần, ba bước vào minh phúc, bốn bước... Tế hồn sống."

Bà cô không giống bà Sáu, không cố ý mập mờ mấy chữ sau cùng.

Tôi không khỏi cả kinh, ngay cả khi không hiểu những thứ này nhưng vừa nghe "tế hồn sống" cũng đủ biết đây không phải chuyện tốt.

Tôi muốn quay đầu lại nhìn nhưng thi thể trên lưng vốn không nặng bỗng đè xuống khiến tôi không đứng dậy nổi.

Đúng lúc này, cây hòe bắt đầu lắc lư, cô gái mặc đồ minh hôn lần nữa xuất hiện trong bụi cỏ dại.

Lần này cô ấy cười với tôi nhưng không hề mở miệng, theo đó tôi nghe thấy giọng của Giang Sơ ở phía sau truyền tới: "Không phải em! Không phải em hại chết người trong thôn!"

Tôi kinh ngạc thoáng nhìn cô gái kia, cô ấy cứ cười cười.

Giọng của Giang Sơ lần nữa truyền tới: "Là bố, ông ấy biết thuật Lỗ Ban (1) khiến cơ thể em không thể thoát khỏi hồn sống, dùng cơ thể của em để khống chế cái cây."

(1) Thuật Lỗ Ban (鲁班术): Lỗ Ban là tên của một vị đạo tổ của ngành thợ mộc ở bên Trung Hoa, là người đã chép lại rất nhiều các loại sách dạy về cách thức xây nhà, làm vật dụng cho nên các thợ xây sau này tôn lên làm ông tổ nghề, trong các bản sách truyền cho hậu thế ngài có chỉ dạy thêm về các bùa chú, trừ tà hay chữa bệnh chính vì lẽ đó nên gọi các bùa chú này là bùa Lỗ Ban vì vậy sau này bất cứ ai làm nghề thợ mộc hay thợ xây cũng biết đến các loại bùa chú này cho nên tự lập thành một hệ Phái Lỗ Ban. Bùa chú Lỗ Ban được người Trung Hoa lưu truyền sang Việt Nam từ rất lâu và những người thợ mộc, thợ xây cũng như các pháp sư, thầy tào cũng sử dụng loại bùa chú này. Ngày xưa trong khi làm nhà thì những người thợ và chủ nhà thường phát sinh những mâu thuẫn vì những người thợ lúc đó có địa vị rất thấp vì vậy chủ nhà không chỉ tiếp đãi họ qua loa sơ sài mà còn cắt giảm tiền công và thậm chí còn đánh , chửi họ. Để bảo vệ cho những lợi ích của mình và trừng trị những người chủ nhà bất nhân thì trong những người thợ đó có những người học theo phép của bùa Lỗ Ban, đã sử dụng bùa Lỗ Ban để ếm căn nhà họ vừa xây dựng, khiến cho chủ nhà suy sụp, thậm chí chết tuyệt nọc cả nhà. Có những truyền thuyết nói rằng, những người thợ biết dùng bùa Lỗ Ban cứ 10 nhà họ phải ếm một nhà để nuôi tổ nghề. Gặp phải nhà thứ 10 mà đối xử tốt với họ thì những vị thầy Lỗ Ban đó phải dựng một căn nhà giả và ếm vào đó sau đó đốt đi mới khỏi bị tổ hành.

Yêu phu thú thân: Bách vô cấm kỵ - Khát VũWhere stories live. Discover now