Hậu cung Tang Tố truyện #2

2K 142 3
                                    

Nguyên mẫu
HÒA THẠC VINH THÂN VƯƠNG

Hồi II, Chương 35, viết:
"Năm Thuận Trị thứ Mười lăm, ngày hai mươi tư tháng Giêng, Hoàng tứ tử của Thanh Thế Tổ Thuận Trị đế - Tứ a ca Vinh Thân vương hoăng thệ, truy phong Hòa Thạc Vinh Thân vương, đại tang được cử hành vô cùng long trọng."

Vinh Thân vương là Hoàng tứ tử của Thuận Trị đế cùng với Hoàng quý phi Đổng Ngạc thị, con trai của sủng phi vừa sinh đã được phong Vương, nhưng không may chỉ sinh ra được vỏn vẹn hai tháng thì tạ thế, tang lễ được cử hành rất long trọng, lại còn được Thuận Trị đế còn kinh hô nói Hoàng tứ tử là "Trẫm chi đệ nhất tử", cho thấy sự thiên vị và đau xót của Thuận Trị Đế dành cho Hoàng tứ tử đã vượt mức bình thường. Đứa con chết yểu này đã tác động sâu sắc đến Hoàng quý phi Đổng Ngạc thị, sức khỏe từ đây giảm sút đáng kể.

Sau khi hoăng thệ vào đầu năm Thuận Trị thứ 15, Thuận Trị đế liền truy phong Hòa Thạc Vinh Thân vương. Nếu như Vinh Thân vương không yểu mệnh như vậy, với mức độ sủng ái mà Thuận Trị đế dành cho Đổng Ngạc thị, chắc chắn Đế vị sẽ không vào tay Hoàng tam tử Ái Tân Giác La Huyền Diệp để rồi mở ra một thời Khang - Càn thịnh trị sau này.

Ở trên mặt đất phía bên trong địa cung của Vinh Thân vương đã phát hiện một mộ chí, chí văn do đích thân Thuận Trị Đế sáng tác.  Chí văn viết:
——— "Phụ tử chi ân, quân thần chi nghĩa. Than ôi, trẫm thừa càn ngự vật, sắc thiên chi mệnh, sớm chiều lo sợ. Hoài niệm sự phó thác của Tổ tông, hy vọng đời sau kế thừa điềm lành. Duy chỉ có ngươi được sinh ra đời, có thể đáp lại sự cát tường. Phương tư thành lập có thời hạn, nào đâu ngờ tâm nguyện thình lình không thể hoàn thành. Thường nói dưỡng dục, lồng ngực trẫm đau xót. Văn trên huyệt mộ, dựa theo cổ chế, đại điển truy phong, tái hiệp dư tình." (Thanh Cung Đình dịch)

Đọc chí văn có thể thấy được nỗi lòng và sự tiếc nuối của Thuận Trị đế trước cái chết của đứa con trai yểu mệnh này, thế nhưng ấy cũng chưa là gì với nỗi đau của Đổng Ngạc phi, sự kiện này như một đòn đả kích chí mạng, khiến cho sức khỏe của Đổng Ngạc phi xuống dốc trầm trọng, ốm yếu suốt mấy năm. Mà đặc biệt là khi cái chết của Vinh Thân vương từ đầu đến cuối đều vô cùng mờ ám, không tìm được lí do đích xác.

Cái chết của Vinh Thân vương chính là bi kịch của một đứa trẻ sinh ra trong Hoàng tộc, cũng là bi kịch khủng khiếp của một người mẹ, của một người phụ nữ thân tại Tử Cấm Thành. Bi kịch này xưa nay không thiếu, cũng phải khen ngợi Trung Cung Lệnh dựng lại bi kịch này một cách rất dụng tâm, rất chân thật, rất thương tâm.

[BH][EDIT] TRUNG CUNG LỆNH - ĐÊ ĐIỀU QUÂNWhere stories live. Discover now